Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
Phương pháp học   ||  Rèn luyện trí não    Phương pháp học    Kỹ Năng Du Học  

Các Phương Pháp Tự Ghi Nhớ Cho Não
Muốn học bài mau thuộc nhất thiết phải học có phương pháp. Qua các chương trước chúng tôi đã trình bày một số phương pháp để giúp bạn trong việc học bài sao cho mau thuộc. Trong chương này xin hướng dẫn bạn đi sâu vào chi tiết hơn khi thực hiện các phương pháp ấy.


1. Ghi thành dàn bài:

Thực tế có nhiều bạn chỉ nghe nói ghi dàn bài, nhưng chưa rõ phương thức ghi cụ thể ra sao.

- Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Vì có hiểu sơ bộ bài, bạn mới lập được dàn bài. Bạn chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính (Ví dụ là A - B - C). Trong phần A - có nhiều mục nhỏ, bạn có thể sắp xếp các mục nhỏ ấy gọi là "tiêu đề" bằng những chữ số: 1, 2, 3...

- Và tiếp theo các phần B-C cũng thế. Phần nào cũng có những tiêu đề riêng.

- Nhưng trong mỗi phần đều có những yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi nhận cụ thể các phần quan trọng ấy trong mỗi phần của dàn bài, có thể gạch dưới hoặc viết đậm để dễ nhớ.

- Ðã có dàn bài chi tiết rồi sẽ là điều kiện giúp bạn dễ dàng việc học bài sau đó.

2. Nhẩm trong óc:


Bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.

- Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn.

- Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.

- Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.

* Một bài học gọi là được nắm chắc là khi bạn:

- Có kỹ năng trả lời gãy gọn các câu hỏi đặt ra.

- Hiểu bài thông suốt từng phần cũng như toàn bài.

- Nắm vững trọng tâm bài học một cách chuẩn xác. Nếu là môn học như Toán - Lý- Hóa- Sinh thì các quy tắc các công thức, các định lý, định đề... bạn phải thuộc thật nhuần nhuyễn mới được.

Môn Văn: Cần ghi nhớ các tên và tiểu sử tác giả. Thuộc kỹ các bài thơ, các đoạn văn xuôi, chọn lọc và nhớ bài thơ này của tác giả nào, bài văn kia tác giả là ai. Tránh tình trạng lộn xộn, lẫn tên tác giả này với tác giả khác, hoặc bài văn xuôi mà lại ghi tên tác giả là một nhà thơ v.v...

Các phần văn xuôi hay thơ, bạn đều phải nắm bố cục chặt chẽ, chủ đề tư tưởng và nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng. Ngoài ra bạn nên trích dẫn những đoạn văn hay, bài thơ hay, ghi vào sổ tay bạn để dễ học thuộc. Thuộc nhiều thơ văn để tạo vốn từ phong phú khi làm bài. Môn Sử, Ðịa: Cần nắm rõ đặc thù từng môn để dễ học.

- Sử: Cần nhớ chính xác các mốc thời gian của sự kiện và luyện cách phân tích tổng hợp để rút ra được những bài học lịch sử một cách chính xác.

- Ðịa: Nắm rõ đặc điểm địa thế từng bước từng vùng, tên sông, tên núi, nguồn tài nguyên khoáng sản.v.v...

3. Ghi ra giấy:

Ngoài cách ghi thành dàn bài chi tiết, bạn có thể ghi riêng ra giấy. Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Từ giấy xếp lại bỏ túi để lâu lâu khi cần nhẩm lại, nếu quên bạn có thể mở ra xem. Nhưng phải ghi bằng cách nào?

Ghi những điểm chính yếu nhất, còn điều quan trọng là bạn phải học thuộc.

Nói tóm: Khi ghi bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ và một cách hoàn hảo mà không cần mở sách.

Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời an vô mà ích lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.

Một điểm nữa là bạn phải hết sức sử dụng các phương pháp ấy thật hài hòa và kết hợp chặt chẽ để việc học tập của bạn có kết quả mỹ mãn theo ý muốn. Không nhất thiết phải áp dụng tất cả các phương pháp mà tùy khả năng vận dụng cho phù hợp.
[Người đăng: MinhLam - ST]
Ghé thăm Kênh của Vị Sư "hai lần chết đi sống lại"
Tu Si Chau Soc Thon

https://www.youtube.com/channel/UCoyC9WTTVR-M3qpTKKEXGnQ

Chau Soc Thon Official Channel


Phong Bảo Official
Phong Bao Official
Xem Nhiều nhất
Tạo Không Gian Học Tập Tốt
Phải Biết Dừng Lại Và Kiểm Tra "Bộ Nhớ"
Môi Trường Học Tập
Tuyệt chiêu học thuộc lòng
Những Cản Trở Trong Việc Học Tập Của Bạn
Tuyệt Chiêu Học Tốt Môn Đại Cương
Nâng Cao Kĩ Năng Học Tập
Các Phương Pháp Ghi Nhớ
Thời Gian Nào Giúp Bạn Tiếp Thu Bài Nhanh Nhất
Học Ngoại Ngữ - 10 Chỉ Dẫn Để Học Ngoại Ngữ Thành Công
Học Ngoại Ngữ - 10 Bí Quyết Học Từ Vựng Tiếng Anh Hiệu Quả
Sưu tầm: Nâng Cao Các Kỹ Năng Học Tập
Nghe Giảng Nhưng Không Ghi Bài Liệu Có Hiệu Quả?
Cách Học Tập và Cách Ôn Thi Hiệu Quả
Kinh Nghiệm Để Học Tốt Phổ Thông Trung Học
Học Ngoại Ngữ - Học Ngữ Pháp Tiếng Anh
Học Ngoại Ngữ - Chiến Lược Để Phát Triển Khả Năng Nói
Bí Quyết Học Tập Chủ Động
Tổng Hợp Các Bài Trong Ngày
Bí Quyết Quản Lý Thời Gian Cho Học Sinh Trung Học
Đề Xuất
Học Ngoại Ngữ - Học Ngữ Pháp Tiếng Anh
Nâng Cao Kĩ Năng Học Tập
Chăm Sóc Lại Khu Vườn Kiến Thức Của Bạn
Cách Học Tập và Cách Ôn Thi Hiệu Quả
Chút Tâm Tình Về Toán Học Và Cuộc Sống
Một Số Phương Pháp Học Tập Hiệu Quả
Học Ngoại Ngữ - Tăng Cường "Dung Lượng" Bộ Nhớ Khi Học Từ Vựng
Tuyệt chiêu học thuộc lòng
Hành Trang Cần Thiết
Sưu tầm: Nâng Cao Các Kỹ Năng Học Tập
Bốn Nhóm Kỹ Năng Tự Học Cần Thiết
Làm Thế Nào Để Sáng Tạo Trong Học Tập?
06 Lời Khuyên Cho Việc Học Tốt
Để không mất tập trung khi học
Tự Học Qua 4 Cấp Độ
Hạn Chế Tính Chần Chừ
Bí Quyết Quản Lý Thời Gian Cho Học Sinh Trung Học
Lời Khuyên Để Ghi Bài Hiệu Quả Hơn
Học Ngoại Ngữ - 4 Bước Đơn Giản Mà Hiệu Quả
Tổng Hợp Các Bài Trong Ngày
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2024 - VNEDU.ORG

free counters