Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
Bài học lý thuyết   ||  Lớp 12 & Luyện thi ĐH  

Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 51 - 60
51. Làm thế nào để xác định hệ số ma sát trượt μ của gỗ trên gỗ nếu bạn chỉ có các dụng cụ là: Bảng gỗ, thỏi gỗ, thước đo độ?

Thỏi gỗ đặt trên tấm bảng được làm nghiêng đến góc α là góc mà tại đó thỏi gỗ bắt đầu trượt đều xuống phía dưới khi ta chạm nhẹ vào bảng. Dùng động lực học xác định được μ = tg α

52. Từ đỉnh của một cái tháp người ta ném 4 hòn đá với vận tốc như nhau: Một hòn ném thẳng đứng lên trên, hòn thứ 2 ném thẳng đứng đứng xuống dưới, hòn thứ 3 ném sang bên phải theo phương nằm ngang, hòn thứ 4 ném sang bên trái theo phương nằm ngang. Hình tứ giác, mà mỗi đỉnh là một hòn đá trong thời gian rơi, sẽ có dạng như thế nào? Trong khi tính bỏ qua sức cản của không khí.

Những hòn đá ném đi nằm trên các đỉnh của một hình vuông.

53. Lực hấp dẫn giữa hai vật có thay đổi không nếu ta đặt xen vào giữa hai vật đó một tấm kính dày?

Không thay đổi. Vì: Lực hấp dẫn giữa hai vật không phụ thuộc vào sự có mặt hay không có mặt của vật thứ ba.

54. Một cốc nước được đặt thăng bằng trên một cái cân. Trạng thái cân bằng của cân đó có bị phá vỡ không nếu nhúng một ngón tay vào nước? (Ngón tay không chạm vào cốc)

Đĩa cân có cốc nước bị hạ xuống vì khi nhúng ngón tay vào nước lực đẩy Acsimet tác dụng lên ngón tay có chiều hướng lên trên. Theo định luật III Niutơn, tay cũng tác dụng xuống chất lỏng một lực có cường độ bằng nhau nhưng hướng xuống dưới. Lực này phá vỡ thế cân bằng của cân.

55. Giải thích vì sao trong khi tàu hoả đang chạy với vân tốc lớn, sau khi ta nhảy lên rồi vẫn rơi lại chỗ cũ?

Có người nghĩ rằng tàu hoả đang chạy với vận tốc lớn, trong thời gian sau khi người nhảy lên, tàu hoả đã chạy được một đoạn, do đó người phải rơi xuống chỗ lùi lại một ít. Tàu chạy càng nhanh, cự li cách chỗ cũ sau khi rơi xuống càng xa. Song thực tế, trong khi tàu hoả đang chạy với vận tốc lớn, sau khi nhảy lên vẫn rơi đúng vào chỗ cũ. Nguyên nhân là do bất cứ vật nào cũng có quán tính. Trong tàu hoả đang chạy với vận tốc lớn, cho dù người đứng yên nhưng là đứng yên so với sàn toa, trên thực tế người ấy đang chuyển động về phía trước cùng với tàu hoả
với cùng vận tốc như tàu hoả. Khi người ấy nhảy lên, vẫn chuyển động về phía trước cùng tàu hoả với cùng một vận tốc. Vì vậy chỗ rơi xuống vẫn là chỗ cũ.


56. Lực kế có giới hạn đo là 10 (N). Bạn phải cân một vật có trọng lượng từ 11 đến 20 (N). Bạn sẽ làm thế nào nếu chỉ có thêm một sợi dây mảnh?

Gợi ý: Phải treo vật nặng bằng hai nhánh sợi dây, trong đó lực kế buộc vào một nhánh của sợi dây.

57. Trong môn bóng bầu dục, khi một hậu vệ muốn cản phá tiền đạo đội đối phương đang mở tốc độ xuống bóng rất nhanh thì thường dùng vai chèn vào tiền đạo đó và lấy sức nâng người ấy lên. Giải thích tại sao người hậu vệ làm như thế lại có thể khiến cho tiền đạo đối phương không thể gia tăng tốc độ được?

Khi nâng thân thể đối phương lên, người hậu vệ đã làm giảm bớt lực tác dụng giữa hai chân đối phương với mặt đất, tức là giảm lực ma sát đóng vai trò lực tăng tốc độ của đối phương.

58. Ném một quả bóng thẳng đứng lên phía trên. Khoảng thời gian nào lớn hơn: Khi bóng bay lên hay lúc rơi xuống?

Do có sức cản của không khí, động năng của quả bóng khi rơi xuống nhỏ hơn lúc ném lên. Hiệu của các giá trị năng lượng này bằng công của lực cản của không khí. Ở một độ cao bất kì, vận tốc của quả bóng khi ném lên đều lớn hơn khi rơi xuống. Lưu ý rằng cả vận tốc trung bình trong chuyển động lên trên cũng lớn hơn vận tốc trung bình của chuyển động xuống dưới. Do đó thời gian ném quả bóng lên nhỏ hơn thời gian nó rơi xuống.


59. Vì sao khi đi thuyền nan ta không nên đứng?

Vì thuyền nan là loại thuyền nhẹ, trạng thái cân bằng của nó rất kém vững. Nếu ta đứng trên thuyền thì trọng tâm của hệ thuyền và người sẽ lên cao, trạng thái cân bằng của hệ lại càng kém vững hơn, do đó thuyền dễ bị lật úp.

60. Khi di chuyển, nếu bị vấp phải hòn đá thì bị ngã nhào lên phía trước, nhưng nếu giẫm phải vỏ chuối thì lại bị ngã ngửa ra sau. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân khác nhau của hai trường hợp là gì?

Khi đang chuyển động, nếu vấp phải mô đất, hòn đá thì chân đột ngột bị giữ lại, còn người thì do quán tính tiếp tục dịch chuyển về phía trước. Kết quả là trọng lượng của người lệch khỏi mặt chân đế nên bị ngã về phía trước. Khi đang đi giẫm phải vỏ chuối thì cũng giống như bôi chất nhờn vào giữa lòng bàn chân và mặt đất, làm giảm ma sát, vận tốc chân đột ngột tăng lên, song do vận tốc phần trên của cơ thể không tăng, do quán tính vẫn giữ vận tốc cũ, vận tốc
này rất nhỏ so với vận tốc chân đột ngột tăng nên làm trọng lượng người lệch khỏi mặt cân đế và bị ngã ngửa về phía sau.
[Người đăng: Nguyễn Quang Đông]
Xem Nhiều nhất
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 1
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 1 - 10
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 261 - 270
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 491 - 505 ( Hết )
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 16 - 20
Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 1
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 21 - 25
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 26 - 30
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 11 - 15
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 481 - 490
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 271 - 280
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 01 - 05
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 30 - 35
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 4 & 5
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 06 - 10
Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số (SGK - Tr4) – Môn Toán 12 – Thầy Nguyễn Công Chính
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 2 - P2
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 3
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 2
Đề Xuất
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 71 - 80
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 321 - 330
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 141 - 150
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 441 - 450
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 2
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 3
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 31 - 40
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 01 - 05
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 101 - 110
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 231 - 240
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 2
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 461 - 470
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 131 - 140
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 1
Tính đơn điệu của hàm số - Toán 12 - Thầy Nguyễn Công Chính
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 171 - 180
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 371 - 380
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 2- Phần 2
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 181 - 190
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 41 - 50
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2023 - VNEDU.ORG

free counters