Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
Bài học lý thuyết   ||  Lớp 12 & Luyện thi ĐH  

Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 101 - 110
101. Một cốc nước có thành mỏng, hình trụ, để hở miệng được nhúng thẳng đứng vào trong bình đựng nước: Lần nhúng thứ nhất đáy cốc hướng lên trên, lần nhúng thứ hai đáy cốc hướng xuống dưới. Trong cả hai lần nhúng, cốc đều ngập cùng ở một độ sâu, nước trong bình không tràn ra ngoài và ở trường hợp thứ hai nước không tràn vào trong cốc. Hỏi công cần thực hiện để nhúng cốc trong trường hợp nào lớn hơn? Giải thích.

Công để ấn cốc trong trường hợp thứ hai lớn hơn.

102. Làm thế nào để xác định khoảng cách từ đám mây đến chỗ ta theo thời gian kéo dài của tiếng sấm mà chỉ dùng một đồng hồ bấm giây?

Nguồn âm càng xa thì thời gian âm truyền tới sẽ càng lớn. Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian từ khi nhìn thấy ánh sáng tia chớp tới khi nghe thấy tiếng sấm, nhân với vận tốc âm sẽ đo được khoảng cách.

103. Bất kỳ người lính nào cũng biết rõ: Khi đã nghe thấy tiếng xé gió của viên đạn đại bác hoặc đạn súng trường thì chắc chắn không thể bị chết vì trúng phải viên đạn ấy. Giải thích tại sao?

Vì vận tốc của viên đạn lớn hơn vận tốc của âm phát ra khi đạn nổ ở đầu nòng súng.

104. Bạn nói vào máy ghi âm, máy ghi lại tiếng nói của bạn, rồi lại dùng máy phát lại tiếng nói đó, bạn sẽ cảm thấy tiếng phát ra hình như chẳng giống tiếng của chính mình, nhưng người ngoài đều nói đây chính là tiếng bạn. Điều hình như mâu thuẫn đó được giải thích như thế nào?

Nguyên nhân chính là do phương thức truyền sóng âm khác nhau chúng ta nghe được âm thanh của thế giới bên ngoài là nhờ sự cảm thụ của tai, dao động của không khí được màng nhĩ truyền cho thần kinh thính giác. Chúng ta nghe tiếng mình nói lúc bình thường chủ yếu nhờ dao động của thanh đới thông qua xương sọ truyền đến thần kinh thính giác. Bình thường chúng ta không thể nghe tiếng của mình qua không khí truyền vào tai, còn tiếng do băng từ ghi lại thì hoàn toàn là tiếng truyền qua không khí vào tai, nên khi nghe tiếng của mình qua băng ghi âm sẽ có cảm giác xa lạ, còn người khác đã nghe quen tiếng này nên sẽ không có cảm giác đó.

105. Sóng biển ở ngoài khơi có thể thấp, nhưng khi đến gần bờ thường luôn cao hơn và thường vỡ tung ra. Tại sao?

Do có sự tổng hợp của sóng từ ngoài khơi vào và sóng phản xạ từ bờ ra khơi.

106. Vì sao suối lại chảy róc rách ở những chỗ nước xiết?

Khi nước suối từ trên cao chảy xuống sẽ cuốn lấy một phần không khí vào trong, hình thành lên nhiều bong bóng trong nước. Khi bong bóng vỡ phát ra tiếng kêu. Mặt khác, nước suối dội xuống sỏi đá hoặc những chỗ lồi lõm cũng có thể làm cho không khí chấn động phát ra tiếng kêu.

107. Vào mùa hè, khi để quạt máy trên giường, lúc quạt chạy có một vị trí nào đó của giường bị rung lên rất mạnh. Những lúc như vậy, chỉ cần xê dịch quạt đến một vị trí khác là hết ngay. Tại sao lại như vậy?

Khi quạt chạy, giường sẽ bị rung nhẹ, sự rung của giường là dao động cưỡng bức. Nếu tần số của quạt (gây ra lực cưỡng bức) đúng bằng tần số rung riêng của giường sẽ có cộng hưởng. Lúc đó giường rung mạnh nhất. Việc xê dịch quạt đi một chút sẽ làm cho tần số rung riêng của giường khác biệt với tần số lực cưỡng bức do quạt gây ra nên tránh được hiện tượng cộng hưởng xảy ra.

108. Một người muốn dùng 1 radio xách tay để nghe đài khi ngồi trên máy bay. Người ấy có thể nghe đài trong điều kiện như vậy được không? Hãy giải thích.

Không thể nghe được trong điều kiện như vậy. Máy bay tương đương như một cái hộp kim loại kín, nó đóng vai trò như một cái lồng Faraday. Điện trường trong lòng nó luôn bằng không.

109. Điện thoại là phương tiện liên lạc phổ biến hiện nay. Hai người nói chuyện thông qua điện thoại, sóng truyền qua dây điện thoại có phải là sóng âm không? Nếu không phải sóng âm thì là loại sóng gì?

Sóng truyền qua dây điện thoại không phải là sóng âm, mà là sóng điện từ (mặc dù sóng âm có thể truyền trong kim loại). Sóng âm do người nói phát ra trước khi truyền trên đường dây đã được chuyển thành sóng điện từ có tần số cao, chính sóng này đã truyền qua dây.

110. Người ta thường khuyên học sinh khi học bài nên dùng loại đèn sợi đốt (đèn dây tóc) mà không nên dùng loại đèn nê-ôn. Lời khuyên này dựa trên cơ sở vật lí nào?

Đèn nê-ôn chỉ sử dụng ở mạng điện xoay chiều, đó là dòng điện có chiều và trị số biến thiên liên tục, sự phóng điện và tắt sáng liên tục trong đèn nêôn ảnh hưởng không tốt đến mắt. Dùng đèn sợi đốt sẽ tránh được tình trạng này.
[Người đăng: Nguyễn Quang Đông]
Ghé thăm Kênh của Vị Sư "hai lần chết đi sống lại"
Tu Si Chau Soc Thon

https://www.youtube.com/channel/UCoyC9WTTVR-M3qpTKKEXGnQ

Chau Soc Thon Official Channel


Phong Bảo Official
Phong Bao Official
Xem Nhiều nhất
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 1
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 81 - 90
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 1 - 10
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 261 - 270
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 491 - 505 ( Hết )
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 16 - 20
Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 1
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 21 - 25
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 26 - 30
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 61 - 70
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 11 - 15
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 271 - 280
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 481 - 490
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 251 - 260
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 01 - 05
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 30 - 35
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 06 - 10
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 4 & 5
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 21 - 30
Đề Xuất
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 2 - P2
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 251 - 260
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 101 - 110
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 2
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 91 - 100
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 451 - 460
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 271 - 280
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 371 - 380
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 2 - P3
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 341 - 350
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 31 - 40
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 441 - 450
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 321 - 330
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 391 - 400
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 4 - Hết
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 311 - 320
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 301 - 310
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 21 - 30
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 181 - 190
Tính đơn điệu của hàm số - Toán 12 - Thầy Nguyễn Công Chính
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2024 - VNEDU.ORG

free counters