Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
Bài học lý thuyết   ||  Lớp 12 & Luyện thi ĐH  

Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 121 - 130
121. Nếu đưa chiếc cốc, chiếc chén hoặc vỏ sò biển lại gần tai thì ta nghe thấy âm như là tiếng sóng biển ở xa xa. Giải thích sự phát sinh âm đó như thế nào?

Do sự làm tăng các âm yếu từ môi trường xung quanh truyền đến và có tần số dao động trùng với tần số dao động riêng của không khí trong các vật đã nói.

122. Nếu dơi tình cờ bay vào cửa sổ, có khi nó đậu lên đầu người trong nhà. Tại sao?

Tóc hấp thụ các sóng siêu âm do dơi phát ra và vì vậy, dơi không nhận được sóng phản xạ, không cảm thấy vật chướng ngại và bay thẳng vào đầu.

123. Một người ngồi theo dõi chương trình tivi phát về sự hạ cánh của con người xuống bề mặt Mặt Trăng. Người ấy quan sát thấy bên cạnh nhà du hành vũ trụ có một vật lạ được treo bằng một dây cáp đang đung đưa. Chỉ dùng chiếc đồng hồ, người ấy đã xác định được gia tốc trọng trường của Mặt Trăng một cách gần đúng. Hỏi người ấy đã làm thế nào để thực hiện được việc ấy?

Để ý rằng vật nặng treo bằng dây cáp đóng vai trò như một con lắc đơn. Chu kì dao động của con lắc có thể đo được bằng đồng hồ. Vấn đề là xác định chiều dài của dây treo con lắc. Việc này thực hiện được bằng cách so sánh nó với chiều cao của nhà du hành vũ trụ. Từ công thức:


124. Những người thường dùng nước giếng cho biết, khi dùng gầu để múc nước dưới giếng, nên để cho gầu nằm yên trên mặt nước rồi đột ngột lắc dây mạnh một cái, gầu sẽ bị lật ngay, việc múc nước sẽ rất dễ dàng. Nếu lắc nhiều lần gầu sẽ khó bị lật hơn. Kinh nghiệm này xuất phát từ cơ sở vật lí nào? Hãy giải thích.

Khi gầu nổi trên mặt nước, nó chỉ hơi bị nghiêng nên mép gầu không chạm mặt nước. Động tác lắc mạnh dây gầu là một kích thích tạo ra sóng truyền trên dây, sóng này truyền xuống dưới khiến cho thang gầu bị hất mạnh sang một bên và gầu bị lật. Nếu lắc liên tục, sóng trên dây sẽ truyền liên tục đến thang gầu làm cho thang gầu lật qua lật lại liên tục mà miệng gầu lại không chạm được mặt nước.

125. Khi rót nước vào phích những người thường xuyên làm việc này cho biết: Chỉ cần nghe âm thanh phát ra từ phích trong suốt quá trình rót nước cũng có thể ước lượng được lượng nước trong phích đã gần đầy chưa. Kinh nghiệm này xuất phát từ cơ sở vật lí nào? Hãy giải thích?

Khi rót nước vào phích, không khí trong phích sẽ dao động và phát ra âm thanh. Sự dao động của không khí trong phích tạo thành sóng dừng có tác dụng như một hộp cộng hưởng. Độ dài cột không khí trong phích xấp xỉ bằng λ/4 . Khi rót nước, cột không khí trong phích giảm dần, làm cho bước sóng λ cũng giảm theo, kết quả là tần số dao động tăng dần và độ cao của âm cũng tăng dần lên. Những người có kinh nghiệm chỉ cần nghe âm phát ra cũng có thể ước lượng được mực nước trong phích.

126. Tác dụng chính của ống xả xe máy là gì?

Làm giảm độ to của âm do máy nổ của xe phát ra.

127. Vì sao trong đêm yên tĩnh khi đi bộ ở ngõ hẹp giữa hai bên tường cao, ngoài tiếng chân ra còn nghe thấy một âm thanh khác giống như có người đang theo sát mình?

Ban đêm yên tĩnh, ta nghe rõ tiếng vang của chân mình phát ra khi phản xạ lại từ hai bên tường ngõ. Ban ngày tiếng vang của thân thể người qua lại hấp thụ hoặc bị tiếng ồn trong thành phố át đi nên chỉ nghe thấy mỗi tiếng chân.

128. Tại sao lực hấp dẫn của Trái Đất truyền cho các vật khác nhau lại có một gia tốc như nhau không phụ thuộc vào khối lượng của chúng?

Chưa có câu trả lời.

129. Một khối đồng chất được treo bằng một dây treo. Người ta cắt đứt dây treo. Hỏi tại thời điểm ban đầu, phần trên hay phần dưới của vật có gia tốc lớn hơn?

Các phần trên của khối có gia tốc a > g. Các phần dưới của khối, tại thời điểm ban đầu có gia tốc a = g.

130. Hỏi một đĩa quay quanh trục của nó có động lượng không? Cho biết trục đĩa cố định.

Chia đĩa thành từng đôi phần tử bằng nhau và đối xứng qua tâm đĩa. Tổng động lượng của mỗi cặp như vậy bằng 0 vì chúng có khối lượng bằng nhau và có vận tốc đối nhau. Kết quả là tổng động lượng của đĩa bằng 0.
[Người đăng: Nguyễn Quang Đông]
Ghé thăm Kênh của Vị Sư "hai lần chết đi sống lại"
Tu Si Chau Soc Thon

https://www.youtube.com/channel/UCoyC9WTTVR-M3qpTKKEXGnQ

Chau Soc Thon Official Channel


Phong Bảo Official
Phong Bao Official
Xem Nhiều nhất
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 1
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 81 - 90
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 1 - 10
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 261 - 270
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 491 - 505 ( Hết )
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 16 - 20
Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 1
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 21 - 25
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 26 - 30
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 61 - 70
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 11 - 15
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 271 - 280
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 481 - 490
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 251 - 260
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 01 - 05
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 30 - 35
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 06 - 10
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 4 & 5
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 21 - 30
Đề Xuất
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 121 - 130
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 491 - 505 ( Hết )
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 71 - 80
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 131 - 140
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 21 - 30
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 26 - 30
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 251 - 260
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 261 - 270
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 191 - 200
Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số (SGK - Tr4) – Môn Toán 12 – Thầy Nguyễn Công Chính
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 4 - Hết
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 451 - 460
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 61 - 70
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 381 - 390
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 471 - 480
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 201 - 210
Tính Đơn Điệu của Hàm số (Phần 1) - Toán 12 | Thầy Nguyễn Phan Tiến
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 2- Phần 1
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 171 - 180
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 2 - P3
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2024 - VNEDU.ORG

free counters