Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
Bài học lý thuyết   ||  Lớp 12 & Luyện thi ĐH  

Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 181 - 190
181. Người ta thường hay xới đất giữa những hàng cây mới gieo trồng để làm mất lớp đất cứng trên bề mặt đi. Giải thích ý nghĩa vật lý của việc làm đó?

Đất chưa cày xới, có rất nhiều mao quản làm cho nước ở dưới bị hút lên trên và bay hơi mất. Ta xới đất làm cho các mao quản mất đi.


182. Hai bình giống nhau đặt trên một cân đòn. Một bình đựng không khí khô. Bình kia đựng không khí ẩm. Áp suất và nhiệt độ ở hai bình như nhau. Hỏi bình nào nặng hơn?

Số phân tử khí ở hai bình như nhau. Phân tử lượng trung bình của không khí (≈ 29 g) lớn hơn phân tử lượng trung bình của hỗn hợp không khí và hơi nước (≈ 18 g). Vậy bình có không khí ẩm nhẹ hơn bình có không khí khô.

183. Để làm quang mây người ta cho máy bay đi rắc cacbon điôxit rắn vào những đám mây. Làm như thế dựa trên cơ sở vật lý nào?

Trên các tinh thể cacbon điôxit rắn ở không gian bão hoà của đám mây sẽ tạo thành những tinh thể băng. Những tinh thể này sẽ tan ra một cách nhanh chóng và rơi xuống thành mưa.


184. Tại sao rừng hiện ra ở đường chân trời không phải là màu lục mà như phủ khói màu lam nhạt?

Các tia xanh và lam bị không khí tán xạ mạnh hơn các tia khác. Vì vậy lớp không khí giữa người quan sát và rừng ở xa cũng có màu khói lam giống như bầu trời.

185. Một bình kín chứa đầy nước ở nhiệt độ 270C. Giả dụ tương tác giữa các phân tử nước đột nhiên biến mất thì áp suất bên trong bình sẽ bằng bao nhiêu?.



186. Tại sao khi đổ nước sôi vào cốc, cốc thuỷ tinh có thành dày thường dễ nứt vỡ hơn so với cốc thuỷ tinh có thành mỏng?

Khi đổ nước nóng vào cốc, do tính dẫn nhiệt kém của thuỷ tinh, lớp bên trong giãn nở nhiều hơn lớp bên ngoài, lớp ngoài trở thành vật cản trở của lớp bên trong. Kết quả là tạo ra một lực lớn làm vỡ cốc.

187. Mưa thu lạnh rơi suốt ngày trên phố. Trong bếp phơi nhiều quần áo đã giặt. Nếu mở cửa sổ thông gió thì liệu quần áo có khô nhanh hơn không?

Hơi nước cả ở ngoài phố, cả ở trong bếp có cửa sổ thông gió đều là hơi bão hoà. Tuy nhiên, nhiệt độ ngoài phố thấp hơn trong nhà, có nghĩa là áp suất hơi nước ở ngoài phố nhỏ hơn ở trong phòng. Do đó khi mở cửa sổ thông gió, hơn nước sẽ từ trong bếp thoát ra ngoài phố, nhờ đó mà hơi nước trong bếp luôn luôn ở trạng thái chưa bão hoà. Quần áo vì vậy sẽ nhanh khô hơn.

188. Khi pha nước chanh, người ta thường làm cho đường tan trong nước rồi mới bỏ đá lạnh vào. Vì sao không bỏ đá lạnh vào trước rồi bỏ đường sau? Giải thích điều này như thế nào?

Nhiệt độ càng cao các phân tử chuyển động càng nhanh nên dễ hoà tan hơn. Nếu bỏ đá vào nước, nhiệt độ của nước bị hạ thấp nên làm quá trình hoà tan của đường diễn ra chậm hơn.

189. Khi lát gỗ làm sàn nhà, người ta để hơi hở một bên mà không ghép sát với tường. Làm như vậy có tác dụng gì?.

Vật đang giãn nở vì nhiệt, nếu gặp vật cản trở, nó có thể gây ra một lực lớn. Nếu ghép ván sát tường, khi nở ra nó gây ra một lực lớn làm cho tường bị nứt.


190. Buổi sáng sớm ta thường thấy nhiều sương, nhưng vào những ngày trời nóng nực thì buổi sáng hôm sau sẽ có nhiều sương hơn. Tại sao vậy? Những đêm trời đầy mây, sáng hôm sau trời có sương không? Tại sao?

Trong những ngày nóng, hơi nước bay lên từ mặt sông hồ... nhiều hơn, độ ẩm tuyệt đối tăng lên. Sương được tạo thành khi mặt đất bị lạnh đi do bức xạ nhiệt. Các đám mây đã ngăn cản bức xạ nhiệt của mặt đất, làm sự tạo thành sương khó thực hiện được.
[Người đăng: Nguyễn Quang Đông]
Ghé thăm Kênh của Vị Sư "hai lần chết đi sống lại"
Tu Si Chau Soc Thon

https://www.youtube.com/channel/UCoyC9WTTVR-M3qpTKKEXGnQ

Chau Soc Thon Official Channel


Phong Bảo Official
Phong Bao Official
Xem Nhiều nhất
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 1
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 81 - 90
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 1 - 10
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 261 - 270
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 491 - 505 ( Hết )
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 16 - 20
Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 1
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 21 - 25
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 26 - 30
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 61 - 70
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 11 - 15
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 271 - 280
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 481 - 490
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 251 - 260
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 01 - 05
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 30 - 35
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 06 - 10
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 4 & 5
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 21 - 30
Đề Xuất
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 231 - 240
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 371 - 380
Tính đơn điệu của hàm số - Toán 12 - Thầy Nguyễn Công Chính
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 151 - 160
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Đề thi tú tài tổng hợp
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 11 - 15
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 461 - 470
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 211 - 220
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 1
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 30 - 35
Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số (SGK - Tr4) – Môn Toán 12 – Thầy Nguyễn Công Chính
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 6 & 7
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 111 - 120
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 161 - 170
Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 21 - 30
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 451 - 460
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 2
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 381 - 390
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 11 - 20
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2024 - VNEDU.ORG

free counters