Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
Bài học lý thuyết   ||  Lớp 12 & Luyện thi ĐH  

Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 291 - 300
291. Nếu có một vật dẫn cô lập được tích điện dương thì dùng cách nào ta có thể tích điện cho hai quả cầu cô lập, bằng vật dẫn đó mà không làm giảm điện tích của nó. Phải làm cho một quả cầu được tích điện dương và quả kia tích điện âm.

Bằng phương pháp cảm ứng tĩnh điện.

292. Đưa dần dần một chiếc đũa tích điện âm đến gần quả cầu của một điện nghiệm tích điện dương. Hai lá điện nghiệm dần dần khép lại, sau đó lại tách ra và khi chiếc đũa tiếp xúc với quả cầu của điện nghiệm thì các lá điện nghiệm vẫn xoè ra. Hãy giải thích hiện tượng đã xảy ra?

Các lá điện khép lại là do một phần electron đã chuyển từ quả cầu sang các lá dưới ảnh hưởng của trường do chiếc đũa tích điện âm tạo ra. Tiếp tục đưa chiếc đũa đã tích điện âm đến gần hơn thì xuất hiện hiện tượng cảm ứng: trên các lá xuất hiện điện tích âm mới làm tách các lá điện nghiệm ra. Khi chiếc đũa tiếp xúc với cần của điện nghiệm thì điện tích dương của điện nghiệm sẽ bị các điện tích âm ở đũa trung hoà và trên các lá điện nghiệm còn lại các điện tích âm cảm ứng trước đây. Bởi vậy các lá điện nghiệm vẫn tách ra.

293. Muốn điện nghiệm phóng điện thì chỉ cần đụng tay vào nó là đủ. Nếu đặt gần điện nghiệm một vật đã tích điện nhưng cách điện với mặt đất thì điện nghiệm có phóng điện không?

Không, vì do hiện tượng cảm ứng tĩnh điện các điện tích sẽ được phân bố lại.


294. Cho một chiếc đũa êbônit đã nhiễm điện và ngón tay tiếp xúc đồng thời với quả cầu kim loại của điện nghiệm. Sau đó, trước hết rút ngón tay khỏi quả cầu và sau cùng rút chiếc đũa. Điện nghiệm sẽ mang điện tích có dấu nào?

Do tiếp xúc giữa chiếc đũa êbônit với quả cầu, điện nghiệm thu được một một điện tích âm nhỏ, điện tích này theo ta đi xuống đất. Vì êbônít là chất điện môi nên trên phần còn lại của đũa không tiếp xúc với quả cầu, các điện tích âm vẫn đứng yên. Do cảm ứng các điện tích này sẽ tích cho điện nghiệm một điện tích dương.

295. Như ta đã biết, quả cầu tích điện có thể hút giấy vụn. Nếu bao quanh quả cầu tích điện một mặt cầu bằng kim loại thì lực hút thay đổi như thế nào? Và nếu bao quanh mảnh giấy thì sao?

Nếu bao quanh quả cầu bằng một mặt cầu kim loại đồng tâm, sẽ không có gì thay đổi: quả cầu và cả mặt cầu kim loại đều tác dụng như một điện tích tập trung ở một điểm nằm tại tâm quả cầu. Nếu bao quanh mảnh giấy bằng mặt cầu thì lực hút sẽ trở nên bằng không: mảnh giấy nằm trong "hình trụ Pharaday", tuy nhiên, bây giờ, mặt cầu kim loại và quả cầu lại hút lẫn nhau.

296. Làm thế nào để truyền tất cả điện tích ở quả cầu bằng đồng thau sang một cái cốc bằng kim loại cô lập mà đường kính trong của nó lớn hơn đường kính quả cầu?

Phải đưa quả cầu vào trong cốc cô lập và cho nó tiếp xúc với thành trong của vật dẫn điện cô lập này.

297. Có thể dùng một vật đã tích điện để tích điện cho vật khác một điện tích lớn gấp nhiều lần điện tích của vật thứ nhất được không?

Có thể sử dụng hiện tượng nhiễm điện của một vật bằng hưởng ứng.
Nếu đưa vật dẫn đặt trên giá cách điện đến gần vật tích điện đã cho và nối giá với đất một lát thì khi đó trên vật dẫn chỉ còn lại điện tích trái dấu với điện tích đã cho.
Có thể lấy điện tích này từ vật dẫn bằng cách nối nó với phần trong của một quả cầu kim loại rỗng chẳng hạn. Có thể làm như vậy nhiều lần để có được điện tích lớn gấp nhiều lần điện tích trên vật thứ nhất.


298. Tại sao các dụng cụ để làm thí nghiệm tĩnh điện không có các đầu mút nhọn mà thường được tạo thành những mặt tròn?

Để giữ các điện tích tĩnh trên các dụng cụ này. Với các vật dẫn có đầu nhọn thì trên đầu nhọn có thể tạo nên một mật độ điện tích lớn đến mức làm cho không khí xung quanh bị ion hoá. Các ion ngược dấu bị đầu nhọn hút và làm trung hoà điện tích ở đầu nhọn. Sẽ xuất hiện hiện tượng được gọi là "sự rò" điện từ mũi nhọn.

299. Tại sao các vật dẫn tích điện bị phủ một lớp bụi thì mất điện tích rất nhanh?

Trên bề mặt lổn nhổn những hạt bụi nhỏ, các điện tích được phân bố với mật độ lớn ở những chỗ lồi lên của những hạt bụi và từ đó các điện tích "rò" nhanh.

300. Đặt một quả cầu nhỏ bằng kim loại đã nhiễm điện xuống đáy một ống nghiệm khô bằng thuỷ tinh và đưa ống nghiệm đến gần một điện nghiệm. Các lá của điện nghiệm có xoè ra không?

Xoè ra.
[Người đăng: Nguyễn Quang Đông]
Ghé thăm Kênh của Vị Sư "hai lần chết đi sống lại"
Tu Si Chau Soc Thon

https://www.youtube.com/channel/UCoyC9WTTVR-M3qpTKKEXGnQ

Chau Soc Thon Official Channel


Phong Bảo Official
Phong Bao Official
Xem Nhiều nhất
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 1
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 81 - 90
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 1 - 10
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 261 - 270
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 491 - 505 ( Hết )
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 16 - 20
Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 1
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 21 - 25
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 26 - 30
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 61 - 70
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 11 - 15
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 271 - 280
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 481 - 490
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 251 - 260
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 01 - 05
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 30 - 35
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 06 - 10
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 4 & 5
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 21 - 30
Đề Xuất
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 451 - 460
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 71 - 80
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 61 - 70
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 16 - 20
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 441 - 450
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 351 - 360
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 11 - 20
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 381 - 390
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 51 - 60
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 3
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 201 - 210
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 291 - 300
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 461 - 470
Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số (SGK - Tr4) – Môn Toán 12 – Thầy Nguyễn Công Chính
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 11 - 15
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 341 - 350
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 191 - 200
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 261 - 270
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 2
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 181 - 190
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2024 - VNEDU.ORG

free counters