Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
Bài học lý thuyết   ||  Lớp 12 & Luyện thi ĐH  

Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 361 - 370
361. Ở thời điểm nào thì cầu dao phóng tia lửa điện: khi đóng mạch điện hay ngắt mạch điện? Nếu mắc song song với cầu dao một tụ điện thì sự phóng tia lửa điện không có nữa. Giải thích hiện tượng?

Khi chuông điện làm việc làm cho mạch điện bị đóng và ngắt nhanh. Do khi đóng mạch xuất hiện suất điện động tự cảm ngược chiều xuất điện động của máy phát và do sau đó ngắt mạch nhanh, dây tóc bóng đèn không kịp nóng sáng lên được. Suất điện động tự cảm phát sinh khi ngắt mạch liên tục có giá tị lớn đủ giữ cho đèn nêông cháy sáng.


362. Một cuộn dây của nam châm điện và một bóng đèn đốt sáng được mắc nối tiếp trong mạch của bộ acqui. Trong thời gian nam châm điện di chuyển (hút vào nam châm điện) một vật nặng, độ nóng sáng của dây tốc bóng đèn giảm xuống. Giải thích hiện tượng?

Trong thời gian di chuyển vật nặng một phần năng lượng của dòng điện được dùng để thực hiện công cơ học. Bởi vậy năng lượng dùng để làm nóng sáng dây tóc bóng đèn ít hơn.

363. Trong một cuộn dây đoản mạch người ta đặt một cuộn dây khác có đường kính bé hơn và có dòng điện một chiều chạy qua. Nếu đẩy một lõi sắt vào trong cuộn dây đó thì cuộn ngoài sẽ nóng lên. Vì sao xảy ra hiện tượng đó?

Khi di chuyển lõi sắt thì từ thông biến thiên. Trong mạch của cuộn dây ngoài xuất hiện dòng điện cảm ứng và năng lượng của dòng điện này làm nóng cuộn dây ngoài.

364. Có khi người ta hàn đắp đồng vào các cực của lõi nam châm điện. Làm như vậy để làm gì?

Để sau khi cắt dòng điện thì ngàm lập tức rời khỏi lõi nam châm điện và không bị giữ lại do tác dụng của từ dư.

365. Thép dùng để chế tạo nam châm vĩnh cửu chế tạo nam châm điện khác nhau như thế nào?

Thép dùng để chế tạo nam châm vĩnh cửu phải có độ từ dư lớn.

366. Giả sử có một số lượng lớn các ion hiđrô mà độ lớn điện tích tổng cộng bằng 1C. Hỏi trong đó có bao nhiêu ion hiđrô (Mỗi ion hiđrô mang một điện tích nguyên tố)? Giả sử rằng trong một giờ có thể đếm được 106 ion, muốn đếm hết số ion hiđrô trong 1 C thì cần thời gian bao lâu?

6,25.1018 ion. Thời gian đếm hết 6,25.1012 giờ = 713470319 năm.

367. Giải thích hiện tượng khi ta cọ xát ống đèn neon thì thấy đèn sẽ sáng trong một thời gian ngắn?.

Để khí trong đèn neon phát sáng phải tạo nên một điện trường trong đèn. Do kết quả của ma sát khi cọ tay lên ống thuỷ tinh của đèn neon mà phát sinh ra những điện tích. điện trường của chúng làm cho đèn sáng trong khoảng khắc.

368. Dùng một đĩa tròn, trên đó dán hoặc sơn các màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím tạo thành 1 đĩa bảy màu với tỉ lệ biểu diễn bằng các hình quạt ứng với các góc lần lượt là 510, 330, 550, 670, 680, 100, và 760. Quay đĩa thật nhanh, các màu sẽ biến mất, chỉ còn một đĩa tròn trắng ngà. Tại sao?

Khi nhìn vào đĩa trong trạng thái đứng yên, ta phân biệt tốt các màu trên đĩa. Cho đĩa quay nhanh, do hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc mà các màu nhìn thấy chồng chất lên nhau, gây cho ta cảm giác trắng.


369. Làm thế nào để chế tạo được một kính lúp nếu bạn chỉ có: Một tấm nhôm mỏng, một giọt nước và một chiếc đinh?

Cách làm: Dùng đinh đục một lỗ nhỏ, nhỏ vào lỗ đó 1 giọt nước, giọt nước sẽ bám ở lỗ đó, giống như 1 thấu kính. Đặt dưới tấm nhôm có giọt nước đó những vật cần quan sát, nó sẽ được phóng đại nhiều lần.

370. Để vẽ lại hình của một vật người ta dùng một tấm kính hình chữ nhật và bút vẽ.
Cách làm: Đặt vật cần vẽ lên bàn (ví dụ như một bình hoa), giữa giấy vẽ và bình hoa ta đặt nghiêng tấm kính so với mặt bàn một góc 450. Lúc này, tấm kính trở thành một gương trong suốt. Từ phía trên nhìn xuống tấm kính, ta có thể thấy hình ảnh đối xứng gương của bình hoa xuất hiện ở trên tờ giấy vẽ, tuy không sắc nét lắm nhưng có thể phản ánh chính xác đường bao của bình hoa, lúc này ta có thể vẽ lại hình ảnh của bình hoa trên giấy. Giải thích cách làm trên?

Ở đây ta đã lợi dụng qui luật tạo ảnh của gương phẳng. Trên bề mặt tấm kính trong suốt phản xạ những tia sáng chiếu vào bình hoa, hình thành một ảnh ảo đối xứng, kích thước như nhau trên mặt bàn. Đồng thời, tấm kính lại trong suốt nên người ta nhìn thấy ảnh ảo, vừa nhìn thấy tờ giấy.
[Người đăng: Nguyễn Quang Đông]
Ghé thăm Kênh của Vị Sư "hai lần chết đi sống lại"
Tu Si Chau Soc Thon

https://www.youtube.com/channel/UCoyC9WTTVR-M3qpTKKEXGnQ

Chau Soc Thon Official Channel


Phong Bảo Official
Phong Bao Official
Xem Nhiều nhất
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 1
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 81 - 90
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 1 - 10
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 261 - 270
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 491 - 505 ( Hết )
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 16 - 20
Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 1
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 21 - 25
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 26 - 30
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 61 - 70
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 11 - 15
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 271 - 280
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 481 - 490
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 251 - 260
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 01 - 05
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 30 - 35
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 06 - 10
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 4 & 5
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 21 - 30
Đề Xuất
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 391 - 400
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 30 - 35
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 81 - 90
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 3
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 471 - 480
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 231 - 240
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 51 - 60
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 4 & 5
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 261 - 270
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 341 - 350
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 41 - 50
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 151 - 160
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 351 - 360
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 2- Phần 2
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 1 - 10
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 91 - 100
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 201 - 210
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 06 - 10
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 431 - 440
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 2
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2024 - VNEDU.ORG

free counters