Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
Bài học lý thuyết   ||  Lớp 12 & Luyện thi ĐH  

Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 381 - 390
381. Đến các hiệu cắt tóc thường thấy có treo 2 cái gương, một cái treo trước ghế ngồi và một cái treo đằng sau. Treo thế để làm gì?

Cái gương treo trước ghế ngồi để cho người cắt tóc nhìn thấy mái tóc phía trước của mình. Còn gương treo đằng sau để người cắt tóc nhìn thấy mái tóc phía sau của mình. Mái tóc phía sau tạo ảnh qua gương đặt ở đằng sau, ảnh này đóng vai trò là vật đối với gương đằng trước và cho ảnh qua gương này. Người ngồi cắt tóc chỉ cần nhìn vào gương đặt phía trước có thể quan sát được cả mái tóc phía trước và phía sau của mình.

382. Một số người cho rằng: Những người cận thị khi đọc sách nên cứ đeo kính, như vậy sẽ tốt hơn. Một số người khác lại cho rằng khi đọc sách nên bỏ kính ra, như vậy sẽ không làm cho mắt bị cận thị nặng hơn. Xem ra ai cũng có lí! Theo bạn nên như thế nào: Người cận thị nên thường xuyên đeo kính khi đọc sách hay thường xuyên không đeo kính lúc đọc sách thì tốt hơn?

Khi đọc, viết thường phải để sách cách mắt chừng 25 - 30 cm, để đỡ mỏi cổ và để nhìn bao quát được cả trang sách. Người cận thị khi không đeo kính, chỉ nhìn rõ những vật trong phạm vi nhìn rõ nét, tức là trong khoảng từ điểm cực viễn đến điểm cực cận. Ví dụ: Người cận thị đeo kính số 5, có điểm cực viễn chỉ ở cách mắt 20 cm. Những người cận thị nặng hơn có điểm cực viễn còn ở gần mắt hơn nữa. Muốn đọc trang sách đặt cách mắt 30 cm họ nhất thiết phải đeo kính. Khi đeo kính, điểm cực viễn được đưa ra xa vô cùng, và mắt lại phải điều tiết mới đọc được.
Đối với người cận thị nhẹ đeo kính số nhỏ hơn 4, điểm cực viễn cách mắt trên 25 cm, nên không cần đeo kính, họ cũng đọc được chữ trên quyển sách ở xa trên 25 cm mà không phải điều tiết hoặc chỉ cần điều tiết ít.
Khi mắt không điều tiết, hoặc điều tiết ít, cơ giữ thuỷ tinh thể làm việc không quá căng nên lâu mỏi, và khi không điều tiết nữa, thuỷ tinh thể dễ trở lại bình thường, nên tật mắt không nặng thêm. Nếu đeo kính để đưa điểm cực viễn ra vô cực, thì lúc đọc sách lại phải điều tiết nhiều, thuỷ tinh thể ở trạng thái căng quá lâu, khó trở lại bình thường và tật mắt có khuynh hướng càng ngàng càng nặng thêm. Vì vậy người ta thường khuyên người cận thị bỏ kính ra mà được sách, hoặc đeo kính số nhỏ hơn, để giữ cho khỏi cận nặng thêm. Tuy nhiên, nếu cứ giữ cho mắt luôn luôn không phải điều tiết, cơ mắt ít hoạt động sẽ chóng suy yếu, mắt chóng mất khả năng điều tiết, và chóng trở thành mắt lão. Vì vậy thỉnh thoảng nên cho cơ mắt hoạt động (tức là đeo kính mà đọc sách để mắt phải điều tiết), nhưng hoạt động có điều độ để vừa giữ cho mắt không cận nặng thêm, vừa giữ cho mắt lâu già.


383. Nhúng một nửa cái đũa vào cốc nước hình trụ, ta trông thấy nó hình như bị gẫy tại mặt nước và to ra. Hãy giải thích tại sao?

Do hiện tương khúc xạ ánh sáng, phần đũa ở dưới mặt nước có ảnh là một đoạn thẳng được nâng lên so với vật. Vì thế ta thấy đũa dường như bị gẫy.
Vì cốc nước có hình trụ tròn thì một phần cốc nước đóng vai trò của một thấu kính hội tụ nên phần đũa nhúng trong nước được phóng to ra.


384. Kim cương là tinh thể trong suốt đối với ánh sáng nhìn thấy. Như vậy lẽ ra kim cương phải không màu như thuỷ tinh mới đúng, nhưng trái lại viên kim cương lại có nhiều màu lấp lánh. Tại sao?

Sở dĩ kim cương có nhiều màu lấp lánh vì kim cương có chiết suất lớn (Khoảng 2,4). Ánh sáng ban ngày có thể phản xạ toàn phần với góc giới hạn phản xạ toàn phần nhỏ (Khoảng 2405') và có thể phản xạ toàn phần nhiều lần qua các mặt trong tinh thể kim cương rồi mới ló ra ngoài. Lúc đó do hiện tượng tán sắc các màu của quang phổ ánh sáng trắng được phân tán, vì thế trông kim cương ta thấy có nhiều màu sắc.

385. Một học sinh tình cờ đã quan sát được một hiện tượng lí thú sau: Buổi tối trong buồng chỉ bật một ngọn đèn (bóng đèn tròn), và thổi một bong bóng xà phòng, thấy trên quả bóng có một dãy điểm sáng là những ảnh của bóng đèn. Vì sao có nhiều ảnh như vậy? Hãy giải thích.

Coi bong bóng xà phòng gồm nhiều mảnh nhỏ, mỗi mảnh nhỏ của bong bóng xà phòng là một bên cầu lồi hay lõm. Nếu đèn và mắt đặt ở xa bóng thì sẽ có nhiều quá trình tạo ảnh của bóng đèn. Kết quả là có vô số ảnh của bóng đèn được tạo ra. Nhưng thực tế, ta chỉ nhìn thấy một số ảnh nhất định.


386. Có tàng hình được không? Muốn tàng hình được phải có những điều kiện gì?

Điều kiện: cơ thể người phải hoàn toàn trong suốt và có chiết suất bằng chiết suất của môi trường. Như vậy, không có người tàng hình thực sự vì một số lí do như:
1. Người tàng hình vẫn bị lộ nguyên hình khi người ta dùng các phương tiện quan sát khác như dùng ống nhòm hồng ngoại. Cơ thể người tàng hình có nhiệt độ 370C, đó là nguồn phát xạ hồng ngoại.
2. Người tàng hình sẽ trở thành người mù, vì thuỷ tinh thể của mắt không còn có tác dụng hội tụ ánh sáng như một thấu kính nữa.
3 .Người tàng hình không được ăn uống gì ở chỗ có người vì thức ăn chưa tiêu hoá, chưa tàng hình được cùng với người.
4. Người tàng hình mà gặp trời mưa, chân giẫm phải bùn, bùn bám vào chân thì cũng bị lộ.


387. Vì sao bầu trời có màu xanh vào những ngày không mây?

Nếu không có khí quyển, không có hơi nước và buị bốc lên cao thì bầu trời sẽ luôn luôn tối đen, ta sẽ nhìn thấy các sao sáng giữa ban ngày. Các phân tử khí (có kích thước rất nhỏ) tán xạ ánh sáng có bước sóng ngắn (màu lam) mạnh hơn ánh sáng có bước sóng dài (màu đỏ). Vì vậy những ngày đẹp trời ta thấy bầu trời có màu lam.

388. Khi chụp ảnh đen trắng ngoài trời, những thợ chụp ảnh chuyên nghiệp thường lắp vào vật kính một kính lọc sắc màu vàng. Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích.

Khi chụp ảnh ngoài trời, ảnh của những đám mây thường không rõ nét, làm cho tấm ảnh không thật đẹp. Lí do chính là mây trắng phát ra nhiều ánh sáng trắng, nhưng nền trời xanh lại phát ra nhiều tia xanh và tím, tác dụng mạnh lên phim ảnh. Kết quả là trên ảnh, cả mây lẫn nền trời đều trắng, không phân biệt được với nhau nữa, nghĩa là tấm ảnh sẽ mất đi một cái nền quan trọng là mây.
Khi chụp ảnh, nếu lắp vào một kính lọc sắc màu vàng. Kính này có tác dụng hấp thụ bớt ánh sáng xanh và tím, làm cho nền trời trong ảnh tối đi, hình mây nổi lên rõ nét hơn.


389. Vào những đêm hè trời quang đãng, không trăng, nhìn lên bầu trời đầy sao ta có cảm giác các vì sao lấp lánh, lung linh một cách kỳ ảo. Phải chăng các vì sao lấp lánh là do cường độ sáng không đều?

Nguyên nhân chính là do các tia sáng từ các vì sao tới mắt ta phải đi qua lớp khí quyển của Trái Đất. Ban ngày, Trái Đất bị Mặt Trời nung nóng, nên trong khí quyển luôn có những dòng khí đối lưu nhỏ, chúng có chiết suất khác nhau. Tia sáng khi đi qua những dòng khí ấy bị khúc xạ, lúc lệch sang bên này, lúc lệch sang bên kia. Kết quả là gây cho ta một cảm giác vị trí của vì sao luôn thay đổi (dao động). Và số tia sáng rọi vào mắt cũng không đều. Chính điều này đã gây cho ta cảm giác về sự lung linh của các vì sao.

390. Một học sinh trong khi rửa chén bát đã phát hiện ra một điều khá lí thú như sau: Một chậu nước yên tĩnh phản chiếu ánh sáng Mặt Trời lên trần nhà yếu hơn so với khi mặt nước bị sóng sánh. Tại sao vậy?

Mặt nước yên lặng được xem như một gương phẳng. Chùm ánh sáng Mặt Trời coi như một chùm sáng song song, khi phản xạ nó cũng là một chùm song song, phần ánh sáng phản chiếu trên trần tạo ra một vệt sáng đều đặn về cường độ.
Khi mặt nước sóng sánh, mặt nước được xem là tập hợp của nhiều gương cầu. Chùm ánh sáng Mặt Trời coi như một chùm sáng song song, nhưng khi phản xạ nó không còn là một chùm song song nữa, phần ánh sáng phản chiếu trên trần tạo ra một vệt sáng không đều đặn về cường độ: những chỗ có nhiều tia sáng phản xạ gặp nhau hơn sẽ sáng hơn và những chỗ có ít những tia sáng phản xạ gặp nhau sẽ có cường độ sáng yếu hơn.
[Người đăng: Nguyễn Quang Đông]
Ghé thăm Kênh của Vị Sư "hai lần chết đi sống lại"
Tu Si Chau Soc Thon

https://www.youtube.com/channel/UCoyC9WTTVR-M3qpTKKEXGnQ

Chau Soc Thon Official Channel


Phong Bảo Official
Phong Bao Official
Xem Nhiều nhất
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 1
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 81 - 90
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 1 - 10
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 261 - 270
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 491 - 505 ( Hết )
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 16 - 20
Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 1
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 21 - 25
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 26 - 30
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 61 - 70
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 11 - 15
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 271 - 280
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 481 - 490
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 251 - 260
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 01 - 05
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 30 - 35
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 06 - 10
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 4 & 5
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 21 - 30
Đề Xuất
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 281 - 290
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 51 - 60
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 2- Phần 2
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 301 - 310
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 451 - 460
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 2
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 131 - 140
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 111 - 120
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 2- Phần 1
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 91 - 100
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 151 - 160
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 381 - 390
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Đề thi tú tài tổng hợp
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 121 - 130
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 401 - 410
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 341 - 350
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 4 - Hết
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 21 - 25
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 11 - 20
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 261 - 270
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2024 - VNEDU.ORG

free counters