Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
Bài học lý thuyết   ||  Lớp 12 & Luyện thi ĐH  

Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 431 - 440
431. Vì sao tờ giấy thấm dầu trở nên trong?

Tờ giấy cấu tạo bởi các phần tử giấy không đồng tính về mặt quang học. Nó tán xạ ánh sáng và không trong suốt. Nhưng khi giấy thấm dầu thì dầu len lỏi trong các thớ giấy làm môi trường trở thành đồng tính hơn. ánh sáng chiếu tới giấy thấm dầu ít bị tán xạ, giấy thấm dầu trở nên trong gần như giấy bóng mờ.

432. Vì sao thuỷ tinh màu khi vỡ vụn thành hạt nhỏ thì những hạt nhỏ này có màu trắng?

Thuỷ tinh màu là thuỷ tinh pha thêm hoá chất hấp thụ một số màu và chỉ cho một số ánh sáng đơn sắc đi qua. Nhìn ánh sáng truyền qua thuỷ tinh ta sẽ thấy màu của nó. Nhưng nếu nhìn ánh sáng phản xạ và tán xạ trên mặt thuỷ tinh thì rất khó phân biệt được thuỷ tinh màu gì.
Sự hấp thụ ánh sáng đơn sắc của thuỷ tinh màu còn phụ thuộc khoảng cách truyền qua môI trường, tức là vào bề dày của thuỷ tinh. Nếu thuỷ tinh càng dày, ánh sáng càng bị hấp thụ nhiều thì thuỷ tinh cáng sẫm.
Khi thuỷ tinh màu bị vỡ vụn thành hạt nhỏ, ánh sáng truyền qua một số hạt nhưng không bị hấp thụ bao nhiêu, sau đó phản xạ và tán xạ từ các hạt khác và mắt ta nhìn thuỷ tinh vỡ vụn do ánh sáng phản xạ và tán xạ ấy. Đó là lý do vì sao dưới ánh sáng trắng ta thấy thuỷ tinh có màu gì, khi bị vỡ vụn vẫn trở thành màu trắng.
Đối với các chất lỏng màu, hiện tượng cũng xảy ra tương tự. Nếu ta làm chất lỏng đó thành bọt thì bọt cũng có màu trắng. Chẳng hạn bia màu vàng, bọt bia lại có màu trắng.


433. Một bạn học sinh chiếu hai tia đơn sắc màu vàng và màu lục song song với nhau và cùng đi vào một phía của bản mặt song song và nhận thấy hai tia ló lại không song song. Theo bạn có khả năng đó không? Tại sao?

Không thể có hiện tượng các tia ló không song song dù khác màu


434. Kính mờ là loại kính phẳng trong suốt được mài nhám một mặt. Bình thường không nhìn qua được, nhưng néu nhúng nó vào nước thì nó trở nên gần như trong suốt? Tại sao?

Mặt nhám của kính mờ sẽ bị nước phủ kín, không còn các lăng kính nhỏ nữa, tấm kính trở thành gần như bản song song và có thể nhìn qua

435. Hai bình cầu cổ dài bằng thuỷ tinh y hệt nhau, một bình đựng nước, một bình đựng cồn. Cả hai bình đều nút kín. Chỉ dùng một ngọn đèn bàn làm thế nào để phân biệt được bình nào chứa nước, bình nào chứa cồn mà không phải mở nút ra?

Đặt hai bình cầu cổ dài trước ngọn đèn bàn và quan sát đường đi của các tia sáng qua hai chất lỏng. Vì chiết suất của nước là 1,33 nhỏ hơn chiết suất của cồn là 1,36, nên sau khi đi qua bình chứa cồn các tia sẽ hội tụ ở gần bình hơn so với trường hợp bình chứa nước.

436. Galilê đã đề nghị phương pháp sau đây để xác định vận tốc ánh sáng. Ban đêm, hai người quan sát đứng trên đỉnh hai ngọn đồi xa nhau. Mỗi người mang một ngọn đèn đã thắp nhưng bịt kín. Người quan sát trên đồi thứ nhất mở nhanh đèn; lhi vừa mới thấy ánh sáng của đèn từ đồi thứ nhất thì người quan sát ở đồi thứ hai cũng làm như vậy. Người quan sát thứ nhất đo khoảng thời gian giữa hai thời điểm khi mở đèn mình và thời điểm khi thấy ánh sáng từ đồi kia. Có thể tính vận tốc ánh sáng từ các kết quả của thí nghiệm này như thế nào? Có thể xác định vận tốc ánh sáng bàng cách như thế không?

Vận tốc ánh sáng bằng tỷ số của hai lần khoảng cách giữa những người quan sát với thời gian giữa các thời điểm người quan sát thứ nhất phát và thu tín hiệu ánh sáng. Có thể xác định vận tốc ánh sáng như đã nêu ra trong bài tập, nếu chúng ta có một loại đồng hồ đo được khoảng thời gian nhỏ không đáng kể nói trên.

437. Có thể quan sát thấy các vân màu cầu vồng trên một lớp dầu hoả mỏng trên mặt nước. Giải thích sự xuất hiện các vân này như thế nào?

Các vân có màu cầu vồng xuất hiện trong màng mỏng do sợ giao thoa của các sóng ánh sáng phản xạ từ mặt trên và mặt dưới của màng. Sóng phản xạ từ mặt dưới chậm pha hơn so với sóng phản xạ từ mặt trên. Độ lớn của sự chậm pha này phụ thuộc vào bề dày của màng và bức sóng ánh sáng trong màng. Do sự giao thoa sẽ xảy ra hiện tượng làm tắt một số màu quang phổ và tăng cường một số màu khác. Vì vậy các chỗ của màng có bề dày khác nhau sẽ mang những màu khác nhau.

438. Tại sao màu cánh của côn trùng lại thay đổi, nếu ta nhìn nó dưới các góc khác nhau.

Khi tia sáng chiếu xuống màng mỏng thì các vân giao thoa có cùng độ nghiêng sẽ hình thành. Vị trí của các vân này sẽ thay đổi nếu nhìn lên màng dưới những góc khác nhau.

439. Nếu ta nhìn mặt đĩa hát dưới một góc bé thì sẽ thấy các vân màu. Giải thích hiện tượng này như thế nào?

Đĩa hát đóng vai trò của một cách tử nhiễu xạ, nó cho phổ trong các tia phản xạ.

440. Cần phải đặt một nguồn sáng điểm, một vật phẳng và màn như thế nào để cho chu vi của bóng đen trên màn đồng dạng với chu vi của vật?

Cần phải đặt trên một đường thẳng để cho vật và màn song song với nhau.
[Người đăng: Nguyễn Quang Đông]
Ghé thăm Kênh của Vị Sư "hai lần chết đi sống lại"
Tu Si Chau Soc Thon

https://www.youtube.com/channel/UCoyC9WTTVR-M3qpTKKEXGnQ

Chau Soc Thon Official Channel


Phong Bảo Official
Phong Bao Official
Xem Nhiều nhất
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 1
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 81 - 90
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 1 - 10
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 261 - 270
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 491 - 505 ( Hết )
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 16 - 20
Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 1
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 21 - 25
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 26 - 30
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 61 - 70
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 11 - 15
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 271 - 280
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 481 - 490
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 251 - 260
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 01 - 05
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 30 - 35
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 06 - 10
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 4 & 5
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 21 - 30
Đề Xuất
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 4 - Hết
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 211 - 220
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 191 - 200
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 401 - 410
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 2
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 71 - 80
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 3
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 1
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 201 - 210
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 371 - 380
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 3
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 16 - 20
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 481 - 490
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 11 - 20
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 1
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 4 & 5
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 331 - 340
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 6 & 7
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 351 - 360
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 06 - 10
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2024 - VNEDU.ORG

free counters