Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
Bài học lý thuyết   ||  Lớp 12 & Luyện thi ĐH  

Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 71 - 80
71. Khi đi xe đạp, xe máy mà cần phanh gấp người lái luôn chủ động phanh bánh sau của xe mà ít phanh bánh trước. Làm như vậy có lợi gì?

Nếu phanh ở bánh trước, theo quán tính sẽ xuất hiện mô men lực làm lật xe rất nguy hiểm.

72. Quan sát các võ sĩ thi đấu thì thấy họ thường đứng ở tư thế hơi khuỵu gối xuống một chút và hai chân dang rộng hơn so với mức bình thường. Tư thế này có tác dụng gì?

Để làm tăng mức vững vàng, khó bị đánh ngã: Hai chân dang rộng làm cho mặt chân đế rộng hơn. Hơi qụy gối làm trọng tâm người ở thấp hơn.

73. Tại sao người ta đi xe đạp có thể di chuyển nhanh hơn người chạy bộ, mặc dù trong cả hai trường hợp công đều thực hiện nhờ bắp chân người?

Khi bước, trọng tâm của người được nâng lên. Độ nâng của trọng tâm do công của bắp thịt của người thực hiện. Lực đàn hồi của bắp thịt phải bằng mg (trong đó m là khối lượng của người). Vì công suất của người là có hạn nên vận tốc di chuyển của khối tâm và do đó cả vận tốc bước chân là nhỏ.
Khi chuyển động trên xe đạp độ di chuyển theo phương thẳng đứng của trọng tâm người là nhỏ, cả lực ma sát cũng nhỏ. Do đó vận tốc chuyển động có thể lớn.


74. Tai sao có thể đi xe đạp mà không cần giữ tay lái?

Để giữ thăng bằng khi đi xe đạp, cần áp dụng qui tắc sau đây: Khi đã mất thăng bằng tức là xe đã nghiêng về một bên nào đó, bao giờ cũng phải quay tay lái về phía mà xe sắp đổ. Sở dĩ khi đi xe đạp buông tay được là nhờ ở chỗ trục bánh xe và do đó cả khối tâm của phuốc và bánh xe nằm quá phía trước trục tay lái một chút. Để có thể lái được xe đạp sang bên phải chẳng hạn, mà vẫn buông tay cần gập thân người như thế nào để xe nghiêng về bên phải. Bánh xe trước cùng với tay lái xe đạp quay theo chiều kim đồng hồ và xe sẽ lái sang phải.

75. Người ta gắn đuôi vào chiếc diều để làm gì?

Để giữ thăng bằng.

76. Tại sao lá cờ lại uốn lượn theo chiều gió?

Ta giả thiết rằng ở một chỗ nào đó, lá cờ hơi bị uốn cong. Trong trường hợp đó, khi bao quanh phần nhô lên ở phía trên, vận tốc gió lớn hơn, còn ở phía dưới tại chỗ lõm vào của lá cờ, vận tốc gió sẽ nhỏ hơn. Từ định luật Becnuli suy ra áp suất không khí ở điểm lồi ra sẽ lớn hơn ở điểm lõm vào. Do đó độ uốn cong sẽ lại được tăng thêm. Ngoài ra sự tạo thành xoáy ở phía sau của phần nhô lên, áp suất ở phía sau nhỏ hơn áp suất ở phía trước, nên phần nhô lên này sẽ dịch chuyển về phía cuối lá cờ. Do đó độ uốn do ngẫu nhiên của lá cờ sẽ được tăng thêm. Nếu kể đến sự tạo thành xoáy ngay cả khi lá cờ phẳng, áp suất từ các phía khác nhau
của lá cờ khi xoáy đều có thể bằng nhau, do đó những chỗ uốn nhỏ dễ dàng hình thành trên mặt lá cờ và ta có thể hiểu được vì sao lá cờ lại uốn lượn theo gió.

77. Con chó săn to khoẻ và chạy nhanh hơn con thỏ bé nhỏ và chạy chậm. Tuy thế nhiều khi con thỏ bị chó săn dượt đuổi vẫn thoát nạn nhờ thỏ đã vận dụng chiến thuật luôn luôn thay đổi hướng chạy làm chó săn lỡ đà. Bạn có thể giải thích điều này dựa vào vật lí học hay không?

Con thỏ có khối lượng nhỏ hơn nên dễ thay đổi vận tốc về hướng cũng như độ lớn.

78. Lí giải tại sao trong thao tác sử dụng xe cải tiến thì cầm càng kéo đỡ mệt hơn là cầm càng đẩy?

Sơ đồ phân tích lực chứng minh rằng kéo xe có lợi hơn là đẩy ngược. Thành phần có tác dụng làm giảm ma sát lăn, còn thành phần F có tác
dụng ngược lại.


79. Có một câu chuyện đùa như sau:
Một con ngựa được học định luật III Newton bèn từ chối không kéo xe nữa. Nó nói: "Tôi có ráng sức kéo xe bao nhiêu cũng là vô ích, bởi vì tôi kéo cái xe với lực bằng nào thì cái xe cũng kéo lại tôi với lực bằng ấy. Hai lực bằng nhau về độ lớn và ngược nhau về hướng sẽ là lực cân bằng nên tôi và xe đều không nhúc nhích!". Bạn nghĩ gì khi nghe chuyện này? Liệu những điều trong câu chuyện có thực không?

Lực ngựa kéo xe và lực xe kéo ngựa đặt vào hai vật khác nhau nên không thể cân bằng lẫn nhau. Lực làm cả ngựa lẫn xe di chuyển là lực ma sát giữa chân ngựa và mặt đất khi nó ráng sức đẩy mặt đất để tiến lên.

80. Một học sinh thử tính vận tốc khi chạm đất của một hạt mưa rơi từ một đám mây ở độ cao 1000 mét so với mặt đất. Bạn đó rất ngạc nhiên vì sau khi áp dụng công thức về sự rơi tự do: v2 = 2 gh thì đã tìm thấy vận tốc của hạt mưa lúc chạm đất là v = 141 (m/s), tức là bằng vận tốc của viên đạn bắn ra khỏi nòng súng! Học sinh đó thắc mắc: Tại sao hạt mưa rơi từ trên trời cao xuống đất lại không sát thương muôn loài, nếu như nó có vận tốc như đạn! Bạn có thể giải đáp được thắc mắc này không?

Hạt mưa rơi trong không khí luôn chịu tác dụng của lực cản không khí, nó nhanh chóng đạt vận tốc giới hạn và rơi đều tới mặt đất với vận tốc đó (có độ lớn khoảng 7m/s với những hạt mưa có bán kính 1,5 mm).
[Người đăng: Nguyễn Quang Đông]
Ghé thăm Kênh của Vị Sư "hai lần chết đi sống lại"
Tu Si Chau Soc Thon

https://www.youtube.com/channel/UCoyC9WTTVR-M3qpTKKEXGnQ

Chau Soc Thon Official Channel


Phong Bảo Official
Phong Bao Official
Xem Nhiều nhất
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 1
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 81 - 90
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 1 - 10
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 261 - 270
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 491 - 505 ( Hết )
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 16 - 20
Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 1
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 21 - 25
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 26 - 30
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 61 - 70
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 11 - 15
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 271 - 280
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 481 - 490
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 251 - 260
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 01 - 05
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 30 - 35
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 06 - 10
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 4 & 5
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 21 - 30
Đề Xuất
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 311 - 320
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 361 - 370
Tính Đơn Điệu của Hàm số (Phần 1) - Toán 12 | Thầy Nguyễn Phan Tiến
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 281 - 290
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 481 - 490
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 231 - 240
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 441 - 450
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 11 - 15
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 4 & 5
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 1 - 10
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 2 - P3
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 301 - 310
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 91 - 100
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 16 - 20
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 2
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 01 - 05
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 101 - 110
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 471 - 480
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 81 - 90
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 21 - 30
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2024 - VNEDU.ORG

free counters