Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
Bài học lý thuyết   ||  Lớp 12 & Luyện thi ĐH  

Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 491 - 505 ( Hết )
491. Hãy giải thích tại sao quang phổ của Mặt Trời và của các sao đều là quang phổ hấp thụ?

Vì ánh sáng phát ra từ phần lõi (ứng với quang phổ liên tục) bao giờ cũng phải đi qua lớp khí quyển có nhiệt độ thấp hơn để ra ngoài, do đó ta thu được quang phổ hấp thụ của lớp khí quyển đó.

492. Khi chụp ảnh đen trắng ta thấy áo đỏ thành áo đen. Hãy giải thích tại sao?

Áo đỏ hấp thụ tốt các màu lam, chàm, tím. Chúng là những màu tác dụng mạnh lên phim ảnh. Do đó có thể coi như áo đỏ hấp thụ mọi thứ ánh sáng nói chung, nghĩa là áo đỏ cũng có tác dụng như áo đen. Chings vì vậy khi chụp ảnh (phim đen trắng), áo đỏ sẽ trở thành áo đen.

493. Khi pha nước đường trong cố ta thấy giữa khối nước có những vân trong suốt. Giải thích hiện tượng?

Nước đường có chiết suất lớn hơn so với nước tinh khiết. Ánh sáng truyền trong nước tinh khiết khi gặp nước đường thì khúc xạ và phản xạ, làm cho ta thấy được mặt phân cách giữa nước đường và nước tinh khiết. Khi nước đường chưa tan xong, trong cốc có những vân dung dịch đặc ở trong môi trường dung dịch loãng. Sau khi hai dung dịch đã hỗn hợp trở thành một dung dịch đồng chất, ta không trông thấy những vân nước đường nữa.

494. Các bác sỹ nha khoa thường dùng một dụng cụ giống như một cái thìa inốc nhỏ để khám răng cho bệnh nhân. Cái thìa nhỏ đó có tác dụng gì?

Cái thìa nhỏ đó có tác dụng như một gương cầu lõm. Bác sỹ có thể quan sát mặt ngoài của răng nhưng không thể quan sát mặt trong của răng được, dùng gương cầu lõm nói trên đưa vào miệng bệnh nhân bác sỹ có thể nhìn thấy ảnh của mặt trong của răng qua gương cầu, làm cho việc khám bệnh đạt hiệu quả hơn.


495. Trong thiên văn học, có một sự sắp xếp các con số kì diệu tuân theo dãy số sau:
4; 4+3; 4+6; 4+12; ...
Đó là sự sắp xếp của những vật nào?

Đó là sự sắp xếp theo khoảng cách từ gần đến xa của các hành tinh trong hệ Mặt Trời: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh,...

496. Giả sử bạn đang đứng trên mặt trăng và nhìn lên bầu trời. Nó có màu gì?

Màu đen. Vì mặt trăng không có khí quyển.

497. Một bạn học sinh cho rằng thân thể con người chúng ta đang phóng xạ. Nói như vậy có chính xác không? Hãy giải thích. Nếu thực sự thân thể con người đang phóng xạ thì sự phóng xạ ấy có ảnh hưởng gì đến môi trường xung quanh?

Về nguyên tắc, nói như vậy là chính xác. Cacbon trong khí cacbonic của khí quyển có chứa C14 phóng xạ. Thực vật hấp thụ khí cacbonic trong khí quyển để chuyển hóa thành hiđrô cacbon. Động vật lại ăn thực vật, nên cơ thể của bật kỳ sinh vật nào cũng chứa cacbon C14 và đều là nguồn phóng xạ β. Tuy vậy trong 1012 nguyên tử cacbon mới có một nguyên tử C14. Nên mỗi người, mỗi con vật thậm chí cả một cánh rừng cũng chỉ là một nguồn phóng xạ rất yếu, không thể gây ảnh hưởng nào đáng kể đối với môi trường xung quanh.

498. Không kể hạt phôtôn, hạt sơ cấp nào nhẹ nhất hiện nay người ta biết?

Hạt nơtrinô ve và phản hạt của nó.

499. Đứng trên Trái Đất quan sát Mặt Trăng, ta luôn chỉ thấy một nửa bề mặt Mặt Trăng, còn nửa sau không bao giờ nhìn thấy. Vì sao?

Đó là do chu kỳ tự quay của Mặt Trăng đúng bằng chu kỳ Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất và quay cùng chiều với nhau.

500. Vì sao Trái Đất có hình cầu dẹt ở hai cực?

Vì Trái Đất tự quay quang trục, mọi phần trên Trái Đất đều quay theo một đường tròn. Nhưng hai cực của nó quay theo đường tròn nhỏ, ở xích đạo lại quay theo đường tròn lớn. Trong quá trình quay quanh trục, mọi phần của Trái Đất đều chịu tác dụng của lực quán tính ly tâm và đều có xu hướng văng ra ngoài. Mặt khác lực ly tâm tỷ lệ thuận với khoảng cách từ chỗ đó đến trục Trái Đất, nghĩa là chỗ nào trên vỏ Trái Đất càng xa trục thì lực ly tâm càng lớn. Bởi vậy phần vỏ Trái Đất ở gần đường xích đạo chịu lực ly tâm nhiều hơn phần ở địa cực. Do đó trong quá trình hình thành Trái Đất, do chịu tác động khác nhau của lực ly tâm mà "bụng" Trái Đất phình to ra, còn hai cực thì dẹt. Bán kính ở đường xích đạo lớn hơn bán kính hai cực khoảng 21,395 km.


501. Theo thuyết tương đối, cái thìa lạnh thì nhẹ hơn cái thìa lúc nóng. Tại sao vậy

Khi nhiệt lượng Q truyền qua thìa, năng lượng của thìa tăng thêm một lượng: ΔE = Q. Theo thuyết tương đối, năng lượng thông thường gần như không đổi, như vậy năng lượng nghỉ tăng làm khối lượng của thìa cũng tăng theo. ΔE cỡ vài Jun, c2 cỡ 1017( m2/s2 ), do đó độ tăng khối lượng Δm là rất nhỏ, khó nhận thấy được.

502. Trong phòng thí nghiệm, chỉ cần dùng những dụng cụ đơn giản sẵn có người ta có thể phát hiện được một chất phóng xạ đang phóng xạ loại gì: α , β hay γ . Hãy cho biết những dụng cụ đơn giản dó có thể là gì? Cách làm như thế nào?

Chỉ cần dùng một tấm phim ảnh, một tấm kim loại dày và một tấm bìa cáctông là đủ. Các tia α , β , γ đều tác dụng lên phim ảnh, tuy nhiên chúng cũng có những điểm khác nhau: Tia γ có thể xuyên qua tấm kim loại dày vài mm, tia β có thể xuyên qua tấm bìa dày, tia α chỉ xuyên qua được tờ giấy đen bọc phim. Do đó, muốn xem chất có phóng xạ γ , ta đặt nó gần phim, nhưng ngăn cách với phim bằng một tấm kim loại dày vài mm, nều phim bị tác dụng thì chắc chắn có tia γ . Muốn xem một chất có phóng xạ β không ta thay tấm kim loại bằng tấm bìa dày cỡ 2 mm. Nếu có tia β thì phim bị tác dụng mạnh hơn rõ rệt. Muốn xem một chất có phóng xạ α không ta bỏ tấm bìa đi, phim chỉ được bọc bằng một tờ giấy đen, nếu thấy phim bị tác dụng mạnh hơn nữa thì ta khẳng định là có phóng xạ α .


503. Ngày nay có thể thực hiện được mơ ước của các nhà giả kim thuật là biến thuỷ ngân thành vàng bằng cách nào? Tại sao người ta không dùng phổ biến cách này trong thực tế?

Thực hiện phản ứng hạt nhân.


Do các nơtron ít khi phóng trúng vào hạt nhân thuỷ ngân nên lượng vàng thu được ít không đáng kể. Vì hao phí năng lượng là rất lớn nên quá trình này không có lợi về kinh tế.

504. Trong vật lí hiện đại có hai hằng số rất quan trọng, trong đó một hằng số rất lớn nhưng không phải vô cùng, còn hằng số thứ hai rất nhỏ nhưng không phải bằng 0. Em hãy cho biết hai hằng số đó là hai hằng số nào?

Vận tốc ánh sáng trong chân không: c ≈ 3.108 (m/s). Hằng số Planck: h = 6,62.10-34 (J.s)


505. Trong vật lí có những giá trị giới hạn mà chúng ta chỉ có thể tiến đến gần chứ không đạt được giá trị chính xác của chúng. Em hãy cho biết hai trong số những giá trị đó là hai giá trị nào?

Vận tốc ánh sáng trong chân không c và không độ tuyệt đối (0 K) là hai trong số những giá trị giới hạn mà một vật có thể tiến tới nhưng không bao giờ đạt được.
[Người đăng: Nguyễn Quang Đông]
Ghé thăm Kênh của Vị Sư "hai lần chết đi sống lại"
Tu Si Chau Soc Thon

https://www.youtube.com/channel/UCoyC9WTTVR-M3qpTKKEXGnQ

Chau Soc Thon Official Channel


Phong Bảo Official
Phong Bao Official
Xem Nhiều nhất
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 1
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 81 - 90
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 1 - 10
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 261 - 270
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 491 - 505 ( Hết )
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 16 - 20
Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 1
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 21 - 25
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 26 - 30
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 61 - 70
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 11 - 15
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 271 - 280
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 481 - 490
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 251 - 260
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 01 - 05
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 30 - 35
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 06 - 10
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 4 & 5
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 21 - 30
Đề Xuất
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 191 - 200
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 4 - Hết
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 281 - 290
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 51 - 60
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 261 - 270
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 6 & 7
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 491 - 505 ( Hết )
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 06 - 10
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 161 - 170
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 2
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 231 - 240
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 211 - 220
Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số (SGK - Tr4) – Môn Toán 12 – Thầy Nguyễn Công Chính
Tính đơn điệu của hàm số - Toán 12 - Thầy Nguyễn Công Chính
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 451 - 460
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 3
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 16 - 20
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 301 - 310
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 121 - 130
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 171 - 180
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2024 - VNEDU.ORG

free counters