Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
Bài học lý thuyết   ||  Lớp 12 & Luyện thi ĐH  

Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 251 - 260
251. Sét đánh có thể làm hỏng các công trình xây dựng, nhà cửa... Hãy tưởng tượng chiếc ôtô đang chuyển động trên đường vắng mà gặp một cơn giông, người ngồi trong xe ôtô có nguy cơ bị sét đánh không? Tại sao?

Người ngồi trong xe ôtô sẽ không bị sét đánh, vì xe ôtô đóng vai trò như một màn chắn tĩnh điện (Lồng Farađay).

252. Trong sản xuất và đời sống ta thường nghe các thuật ngữ: "sơn thường" và "sơn tích điện". Vậy bản chất của sơn tích điện là gì? Sơn này có ưu điểm gì so với các loại sơn khác?

Sơn tích điện là loại sơn đã được làm nhiễm điện. Thực tế khi sơn những vậ cần lớp sơn bảo vệ (như sơn ôtô, xe máy ... ) người ta tích điện trái dấu cho sơn và vật cần sơn. Làm vậy sơn sẽ bám chắc hơn vào vật cần sơn.

253. Tác dụng chính của cột thu lôi (chống sét) có phải là "vật hứng sét" thay cho các vật khác không?

Không, tác dụng chính của cột thu lôi là làm giảm khả năng phat sinh ra sét cho một diện tích rộng xung quanh cột thu lôi.
Cột thu lôi là một cột kim loại nhọn được nối cẩn thận với đất và gắn chặt lên chỗ cao nhất của công trình cần được bảo vệ. Cột thu lôi có thể bảo vệ cho một diện tích rộng xung quanh nó (kích thước gấp đôi chiều cao của cột). Tác dụng chống sét của cột thu lôi
Dựa trên hiện tượng rò điện từ mũi nhọn. Khi cường độ điện trường ở gần
mặt đất lớn, ở đỉnh cột thu lôi xảy ra hiện tượng phóng điện quầng và do sự phát sinh "gió điện" mà không khí ở gần cột thu lôi bị ion hóa mạnh trở lên dẫn điện tốt.
Vì thế cường độ điện trường bên trong cột thu lôi giảm đi, làm giảm khả năng phát sinh ra sét ở khu vực đó.
Tuy nhiên, với những cơn giông lớn, sét vẫn có thể đánh vào cột thu lôi.
Nhưng trong trường hợp này, các điện tích của sét sẽ đi qua cột thu lôi xuống đất nên không gây thiệt hại cho công trình cần được bảo vệ.


254. Có trường hợp nào, càng gần vật dẫn điện trường càng giảm không? Nếu có hãy chỉ ra một trường hợp để minh hoạ.

Có, dọc theo trục của một vòng dây tròn tích điện càng tiến đến gần tâm vòng dây, điện trường càng giảm. Tại tâm vòng dây, điện trường triệt tiêu.

255. Lực hút tĩnh điện lớn gấp nhiều lần lực hấp dẫn. Tuy nhiên, thông thường chúng ta lại không nhận ra lực hút tĩnh điện giữa ta và các vật thể xung quanh, trong khi ta cảm nhận rất rõ lực hấp dẫn giữa ta và Trái Đất. Giải thích vì sao?

Các vật thể thông thường ở trạng thái trung hoà điện nên lực Culông bình thường không thể hiện.

256. Các ôtô chở xăng dầu có khả năng cháy nổ rất cao. Khả năng này xuất phát từ cơ sở vật lí nào? Người ta đã làm gì để phòng chống cháy nổ cho các xe này?

Cơ sở vật lí: Các vật nhiễm điện trái dấu có thể phóng tia lửa điện qua nhau.
Xe chở xăng dầu khi chuyển động, xăng dầu cọ xát nhiều với bồn chứa làm chúng tích điện trái dấu. Khi điện tích đủ lớn chúng sẽ phóng tia lửa điện gây ra cháy nổ. Thực tế, để chống cháy nổ do phóng điện, người ta thường dùng một dây xích sắt nối với bồn chứa và kéo lê trên đường. Đây là biện pháp nối đất cho các vật nhiễm điện để chống sự phóng tia lửa điện của chúng.


257. Một vật mang điện tích dương hút một quả cầu kim loại nhỏ treo bằng một sợi dây tơ. Từ đó có thể kết luận quả cầu kim loại mang điện tích âm không?

Không. Do hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng, quả cầu có thể không tích điện mà vẫn bị hút.

258. Vì sao người ta thường xuyên kiểm tra và đổ nước thêm cho các ắcquy của xe máy, xe ôtô?

Khi nạp điện cho ắc qui, nước bị phân tích thành hiđrô và oxi, còn axit không đổi, do đó nồng độ dung dịch tăng dần, lượng nước giảm dần, không những dung dịch càng trở nên đậm đặc hơn có hại cho ắc qui mà các cực lại không được nhúng ngập hết trong dung dịch, khả năng tích điện sẽ giảm. Vì vậy khi sử dụng ắc qui cần kiểm tra mức dung dịch để đổ thêm nước cho kịp thời.

259. Vì sao chim bay khỏi dây điện cao thế khi người ta đóng mạch điện?

Khi đóng dòng điện cao thế, trên lông chim xuất hiện các điện tích tĩnh điện, do đó lông chim dựng đứng lên và tách ra. Điều đó làm chim sợ và bay khỏi dây điện.

260. Thuỷ tinh có dẫn điện được không?

Có. Thuỷ tinh không phải bao giờ cũng cách điện. Ở trạng thái bị đốt nóng (Khoảng 3000C) thì nó trở thành chất dẫn điện.
[Người đăng: Nguyễn Quang Đông]
Ghé thăm Kênh của Vị Sư "hai lần chết đi sống lại"
Tu Si Chau Soc Thon

https://www.youtube.com/channel/UCoyC9WTTVR-M3qpTKKEXGnQ

Chau Soc Thon Official Channel


Phong Bảo Official
Phong Bao Official
Xem Nhiều nhất
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 1
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 81 - 90
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 1 - 10
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 261 - 270
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 491 - 505 ( Hết )
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 16 - 20
Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 1
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 21 - 25
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 26 - 30
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 61 - 70
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 11 - 15
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 271 - 280
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 481 - 490
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 251 - 260
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 01 - 05
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 30 - 35
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 06 - 10
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 4 & 5
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 21 - 30
Đề Xuất
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 221 - 230
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 431 - 440
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 441 - 450
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 1 - 10
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 281 - 290
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 2- Phần 2
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 6 & 7
Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 3
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 311 - 320
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 471 - 480
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 111 - 120
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 61 - 70
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 271 - 280
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 21 - 25
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 481 - 490
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 301 - 310
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 211 - 220
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 251 - 260
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 51 - 60
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2024 - VNEDU.ORG

free counters