Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
Bài học lý thuyết   ||  Lớp 12 & Luyện thi ĐH  

Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 151 - 160
151. Tại sao khi bắn, viên đạn bay ra khỏi nòng súng thì có tiếng rít, còn nếu ném bằng tay thì không có tiếng động?

Viên đạn bắn ra khỏi nòng súng chuyển động với vận tốc lớn hơn vận tốc âm trong không khí. Do đó hình thành sóng xung kích tạo nên âm cao.

152. Khi đi qua dưới cầu hoặc qua đường hầm, tại sao máy thu vô tuyến đặt trong ôtô bị mất tín hiệu hoặc ngừng hẳn?

Cầu và đường hầm chắn các sóng điện từ (phản xạ và hấp thụ một phần).

153. Ở độ cao hơn 300m so với mặt đất không thể nghe được một âm mà nguồn âm đặt ở mặt đất. Tại sao?

Các sóng âm không thể truyền từ mặt đất lên độ cao trên 2,5 - 3km; khi chuyển sang lớp không khí có mật độ loãng hơn thì chúng bị khúc xạ, bị bẻ cong và lại quay trở về Trái đất.

154. Tại sao trong sương mù thì tiếng còi tàu hoả, tàu thuỷ nghe được xa hơn so với lúc nắng ráo?

Khi có sương mù không khí đồng đều hơn (không có các dòng đối lưu - mây âm học).

155. Hai dây đàn giống nhau phát ra cùng một âm. Một trong hai dây đó được thay đổi độ căng tí chút. Khi đó ta sẽ nghe thấy gì?

Hiện tượng phách, vì tần số dao động riêng ở một trong các dây đàn đó thay đổi.

156. Có thể đồng thời chuyển động dòng điện một chiều và dòng xoay chiều cao tần trong cùng một mạch điện được không?

Có thể.

157. Một dòng nước chảy đều, không xoáy, chảy từ vòi nước xuống. Người ta thấy đường kính của dòng nước cứ bé dần lại. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng đó là gì?

Nước được gia tốc do tác dụng của trọng lực và do đó dòng nước bé dần khi lưu lượng chảy không đổi.

158. Nghệ sĩ xiếc đang biểu diễn tiết mục quay tròn rất nhanh trên dây treo, đột nhiên dang hai tay rộng ra và từ từ dừng lại. Tại sao lại như vậy?

Khi người nghệ sĩ dang hai cánh tay ra thì sự phân bố khối lượng của người khác đi so với khi để hai tay sát vào thân. Khối lượng của người không thay đổi, khi dang hai cánh tay ra làm cho mức quán tính lớn hơn, dẫn đến tốc độ góc giảm, người quay chậm đi và dần dần dừng lại được.

159. Chúng ta đều biết rằng nếu quay một vật tròn thì nó có khuynh hướng văng ra xa tâm (Hiệu ứng ly tâm). Tuy nhiên, nếu ta khuấy cho tan đường trong một cốc nước chanh, làm cho nước quay tròn trong cốc, kéo theo các hạt đường và các hạt chanh thì ta thấy hiện tượng ngược lại hiệu ứng ly tâm là: các hạt đường và hạt chanh không văng ra thành cốc mà lại tập trung ở giữa cốc. Hãy giải thích?

Ta thấy rằng nước không quay như một vặt rắn mà thành những lớp có tốc độ khác nhau. Càng xa tâm cốc, diện tích tiếp xúc giữa các lớp có bán kính RR + ΔR càng lớn, ma sát càng tăng nên tốc độ của lớp càng giảm. Theo định
luật Béc – nu – li, khi vận tốc nước giảm thì áp suất của nước tăng. Khi chênh lệch áp suất giữa hai lớp nước đủ lớn để thắng hiệu ứng ly tâm sẽ đẩy các hạt đường và hạt chanh về tâm.
Ngoài ra, ta thấy mặt thoáng của một khối nước quay tròn không phẳng mà có dạng mặt parabol tròn xoay nên áp suất ở đáy cốc cũng tăng với bán kính R. Nhưng ta thường khuấy nước với tốc độ nhỏ nên mặt parabol gần như phẳng. Một mình kết quả từ mặt parabol không thể thay được hiệu ứng ly tâm, nhưng nó làm tăng cường hiệu ứng trên đây.


160. Việc tách hai tấm ván gỗ úp lên nhau dễ hơn nhiều so với việc tách hai tấm kính chồng lên nhau. Tại sao vậy?

Việc tách hai tấm ván gỗ úp lên nhau dễ hơn nhiều so với việc tách hai tấm kính chồng lên nhau. Tại sao vậy?
[Người đăng: Nguyễn Quang Đông]
Ghé thăm Kênh của Vị Sư "hai lần chết đi sống lại"
Tu Si Chau Soc Thon

https://www.youtube.com/channel/UCoyC9WTTVR-M3qpTKKEXGnQ

Chau Soc Thon Official Channel


Phong Bảo Official
Phong Bao Official
Xem Nhiều nhất
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 1
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 81 - 90
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 1 - 10
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 261 - 270
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 491 - 505 ( Hết )
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 16 - 20
Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 1
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 21 - 25
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 26 - 30
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 61 - 70
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 11 - 15
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 271 - 280
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 481 - 490
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 251 - 260
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 01 - 05
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 30 - 35
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 06 - 10
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 4 & 5
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 21 - 30
Đề Xuất
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 451 - 460
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 51 - 60
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 21 - 25
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 131 - 140
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 2 - P2
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 141 - 150
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 2- Phần 1
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 111 - 120
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 331 - 340
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 16 - 20
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 441 - 450
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 461 - 470
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 241 - 250
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 251 - 260
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 201 - 210
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 31 - 40
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 2 - P3
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 2
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 261 - 270
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 431 - 440
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2024 - VNEDU.ORG

free counters