Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
Bài học lý thuyết   ||  Lớp 12 & Luyện thi ĐH  

Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 161 - 170
161. Dưới áp suất lớn, những chiếc bình ga nếu phát nổ sẽ rất nguy hiểm. Nhưng những bình đựng chất lỏng ấy mặc dù dưới áp suất cực lớn, khi nổ lại không nguy hiểm gì? Hãy giải thích tại sao có sự khác biệt này?



162. Ngồi gần những chiếc bếp than đang cháy, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách cùng với những tia lửa bắn ra. Tại sao vậy?



163. Khi đang đóng đinh vào gỗ, mũ đinh có nóng lên nhưng rất ít. Khi đinh đã đóng chắc vào gỗ rồi (không lún thêm được nữa), chỉ cần đóng thêm vài nhát búa là mũ đinh nóng lên rất nhiều. Hãy giải thích?



164. Đập búa vào một tấm kẽm và một tấm chì (trong cùng điều kiện đạp như nhau), thấy khi đập vào chì búa nảy lên ít hơn. Hỏi miếng kim loại nào nóng lên nhiều hơn? Vì sao?



165. Trong kỹ thuật, không bao giờ người ta hàn các chi tiết bằng nhôm mà lại dùng que hàn bằng thiếc. Tại sao vậy?



166. Cắm một ống mao quản vào một cốc nước nóng, thấy nước trong ống dâng lên. Hỏi mức nước trong ống mao quản sẽ thay đổi thế nào khi nước trong cốc nguội đi?



167. Trong bi dông bằng sắt có một ít dầu hỏa, bi dông được nút kín. Không được mở bi dông, không dùng các dụng cụ đo mà chỉ dùng những cái có sẵn quanh em. Hãy tìm các cách xác định một cách áng chừng mức dầu hỏa trong bi đông?



168. Cắt một hình chữ nhật bằng một loại giấy mỏng, nhẹ nào đó. Gấp đôi nó lần lượt theo chiều ngang và chiều dọc rồi mở nó ra thì giao điểm của 2 vết gấp sẽ là trọng tâm của nó. Đặt miếng giấy đã gấp này lên đầu nhọn của một cái kim dựng đứng để mũi kim đỡ đúng vào trọng tâm miếng giấy. Miếng giấy thăng bằng. Bây giờ bạn hãy đưa bàn tay lại gần nó (chú ý đưa thật nhẹ nhàng), không tạo ra gió dù chỉ một chút để miếng giấy khỏi rơi. Trạng thái miếng giấy sẽ thế nào? Lại đưa tay nhẹ nhàng ra xa, trạng thái miếng giấy thế nào? Chiều quay của miếng giấy có thể thay đổi không trong hai lần thí nghiệm đó.

Nhiệt từ lòng bàn tay làm nóng không khí ở gần cái chong chóng, tạo ra dòng đối lưu làm nó quay.

169. Cho một que tre vót thành một cái tăm dài, một đồng xu, một cái cốc có miệng đủ rộng để đồng xu cỏ thể lọt qua. Bạn hãy đặt que tăm đã bẻ gập hình chữ V không bị đứt hẳn lên miệng cốc, trên que đặt một đồng xu bằng kim loại. Có thể làm đồng xu rơi vào cốc mà không cần động chạm gì đến que tăm, đồng xu và cái cốc không?

Chỉ cần dùng tay nhúng nước, nhỏ vài giọt nước lên chỗ que tre bị bẻ gập. Do hấp thụ nước, chất gỗ của que tăm trở lên trương nở, hai cánh chữ V tách ra càng lớn cho đến khi lớn hơn đồng xu, làm đồng xu lọt vào trong cốc.

170. Cho một cốc pha lê rộng miệng, cao chân, nước và một số đinh ghim. Hãy đổ đầy nước vào cốc, lau khô những giọt nước ở xung quanh miệng cốc sao cho mặt nước hầu như ngang bằng với miệng cốc, như là chỉ cho thêm một giọt nước sẽ phải tràn ra.
Giải thích tại sao ta có thể thả rất nhiều đinh ghim (hàng trăm cái) vào mà nước trong cốc vẫn không bị tràn ra ngoài?

Nước rất ít dính ướt thuỷ tinh nếu như thuỷ tinh bị bẩn dầu mỡ, dù chỉ là một chút. Miệng li thường tiếp xúc với các ngón tay có mỡ nhờn nên sẽ không dính ướt nước. Do đó nước bị các kim chiếm chỗ tạo thành một chỗ vồng lên. Nhìn vào chỗ vồng ấy có vẻ không đáng kể, nhưng nếu tính thể tích của cái kim và so sánh nó với thể tích của chỗ vồng hơi nhô lên khỏi miệng cốc ta sẽ thấy thể tích của kim nhỏ hơn thể tích của chỗ vồng lên hàng trăm lần. Vì thế một li đầy nước
còn có thể nhận thêm vài trăm kim nữa.
[Người đăng: Nguyễn Quang Đông]
Ghé thăm Kênh của Vị Sư "hai lần chết đi sống lại"
Tu Si Chau Soc Thon

https://www.youtube.com/channel/UCoyC9WTTVR-M3qpTKKEXGnQ

Chau Soc Thon Official Channel


Phong Bảo Official
Phong Bao Official
Xem Nhiều nhất
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 1
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 81 - 90
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 1 - 10
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 261 - 270
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 491 - 505 ( Hết )
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 16 - 20
Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 1
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 21 - 25
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 26 - 30
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 61 - 70
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 11 - 15
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 271 - 280
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 481 - 490
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 251 - 260
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 01 - 05
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 30 - 35
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 06 - 10
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 4 & 5
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 21 - 30
Đề Xuất
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Đề thi tú tài tổng hợp
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 391 - 400
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 4 & 5
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 51 - 60
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 221 - 230
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 351 - 360
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 111 - 120
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 431 - 440
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 271 - 280
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 2- Phần 1
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 3
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 291 - 300
Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 261 - 270
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 21 - 25
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 281 - 290
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 1 - 10
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 41 - 50
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 1
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 201 - 210
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2024 - VNEDU.ORG

free counters