Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
Bài học lý thuyết   ||  Lớp 12 & Luyện thi ĐH  

Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 371 - 380
371. Trong phòng được chiếu sáng bởi một bóng đèn điện, nêu cách xác định trong hai thấu kính hội tụ, cái nào có độ tụ lớn hơn mà không dùng thêm dụng cụ nào khác?

Ta đưa dần các thấu kính ra xa tường để nhận được trên tường ảnh rõ nét của dây tóc bóng đèn. Thấu kính nào cho ảnh khi nó ở gần tường hơn là thấu kính có độ tụ lớn hơn.

372. Trong các ngày có nắng, không cần trèo, chỉ dùng một cái thước, làm thế nào mà đo được chiều cao của một cây to?.

Sử dụng tính chất của 2 tam giác đồng dạng.

373. Giả sử bạn bị lạc trên một băng đảo và quên mang theo diêm hoặc bật lửa, xung quanh bạn chỉ có băng tuyết và những cành củi khô. Hãy nêu một cách để lấy được lửa trong điều kiện như vậy?

Ở đây bạn phải sử dụng một nguyên lí trong quang học, đó là kính lồi có thể hội tụ ánh sáng. Đắp băng thành những chiếc kính lồi lớn, trong suốt rồi đặt nghiêng hứng ánh sáng Mặt Trời. Khi ánh sáng đi qua chiếc kính băng này nó sẽ không hâm nóng băng mà năng lượng được tụ lại vào một điểm nhỏ có thể tạo ra lửa.

374. Vật nào mỏng nhất trên thế giới (mà bằng mắt thường có thể nhìn thấy được)?

Bong bóng xà phòng. Nó chỉ dày cỡ μm. Màng xà phòng mỏng hơn đường kính sợi tóc 5.000 lần


375. Thuỷ tinh mầu khi được nghiền thành bột trông hình như hoàn toàn màu trắng. Làm thế nào để biết thuỷ tinh này trước đó có màu gì?.

Phải hoà bột thuỷ tinh vào trong chất lỏng có cùng chiết suất với thuỷ tinh. Khi đó bột sẽ ngừng tán xạ ánh sáng khuyếch tán và sẽ có tác dụng như một khối thuỷ tinh nguyên vẹn.

376. Trong giao thông, người ta thường chỉ dùng đèn đỏ để báo hiệu nguy hiểm hoặc báo lệnh dừng xe mà không dùng màu khác. Tại sao?

Có 2 lí do cơ bản:
Trong miền ánh sáng nhìn thấy được, ánh sáng đỏ có bước sóng lớn nhất nên khi truyền qua không khí, nó truyền trong không khí được xa hơn ánh sáng có mầu khác như vàng, lam...
Đứng xa một đèn mầu, ta vẫn có thể trông thấy đèn sáng nhưng lại không nhận ra được mầu của nó. Phải đến gần hơn mới nhận ra mầu của đèn. Chỉ riêng mầu đỏ dù nhìn từ xa ta trông thấy đèn và đồng thời cũng hiện ra mầu đỏ của nó.


377. Buổi sáng, trên hoa lá cây cỏ có những hạt sương. Dưới ánh sáng mặt trời ta thấy chúng sáng lung linh. Vì sao?

Do hiện tượng phản xạ toàn phần.

378. Những ngày hè, sau cơn mưa thường xuất hiện cầu vồng. Giải thích hiện tượng này.

Sau cơn mưa, trên trời cao còn lơ lửng những hạt nước cực nhỏ. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào dưới một góc nhất định sẽ bị khúc xạ hai lần và một lần phản xạ toàn phần. Khi đi ra nó bị tán sắc thành 7 màu cơ bản. Đó là cầu vồng.


379. Giả thiết rằng người đối thoại với bạn đang đeo kính và ngồi đối diện với bạn qua một cái bàn. Hiển nhiên rằng với tư cách là một người lịch sự, bạn không đề nghị anh ta cho bạn đeo thử chiếc kính đó và không đề cập đến chiếc kính trong cuộc nói chuyện. Bạn có thể xác định được anh ta đang đeo kính cận hoặc kính viễn hay không?

Đã biết những người cận thị phải đeo kính phân kỳ và những người viễn thị phải đeo kính hội tụ. Dễ thấy rằng mắt ở sau kính phân kỳ sẽ thấy nhỏ hơn còn sau kính hội tụ sẽ thấy lớn hơn. Từ đó suy ra người đeo kính bị cận thị hay viễn thị.
Tuy nhiên, điều này rất khó xác định nếu giá trị độ tụ của kính người đối thoại không thật lớn. Một cách đơn giản là xác định xem mép nhìn thấy được phía sau kính của mặt người đối thoại so với các phần lân cận của mặt dịch chuyển về phía nào: Nếu dịch chuyển vào phía trong thì người đó đeo kính phân kì, còn nếu dịch ra phía ngoài thì người đó đeo kính hội tụ.


380. Bóng đèn dầu hoả (thường gọi là thông phong) có công dụng gì?

Bảo vệ ngọn lửa để cho nó khỏi bị gió thổi tắt chỉ là công dụng thứ yếu của bóng đèn. Công dụng chính của nó là tăng cường độ chói của ngọn lửa, tăng nhanh quá trình cháy. Bóng đèn đóng vai trò như cái ống khói trong bếp lò hay trong công xưởng: Nó tăng cường dòng không khí đổ dồn về phía ngọn lửa, tăng cường sức hút.
[Người đăng: Nguyễn Quang Đông]
Ghé thăm Kênh của Vị Sư "hai lần chết đi sống lại"
Tu Si Chau Soc Thon

https://www.youtube.com/channel/UCoyC9WTTVR-M3qpTKKEXGnQ

Chau Soc Thon Official Channel


Phong Bảo Official
Phong Bao Official
Xem Nhiều nhất
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 1
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 81 - 90
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 1 - 10
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 261 - 270
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 491 - 505 ( Hết )
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 16 - 20
Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
Lý thuyết, ví dụ và bài tập Giải tích lớp 12 - Chương 1
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 21 - 25
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 26 - 30
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 61 - 70
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 11 - 15
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 271 - 280
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 481 - 490
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 251 - 260
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 01 - 05
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 30 - 35
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 06 - 10
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 4 & 5
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 21 - 30
Đề Xuất
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 401 - 410
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 6 & 7
Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 211 - 220
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 201 - 210
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 71 - 80
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 361 - 370
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 2- Phần 2
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 141 - 150
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 91 - 100
Tính Đơn Điệu của Hàm số (Phần 1) - Toán 12 | Thầy Nguyễn Phan Tiến
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 41 - 50
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 311 - 320
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 4 & 5
Tuyển Tập Câu Hỏi Tự Luận Quang Học Câu 26 - 30
Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số (SGK - Tr4) – Môn Toán 12 – Thầy Nguyễn Công Chính
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 281 - 290
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 291 - 300
Lý thuyết, ví dụ và bài tập hình học lớp 12 - Chương 1 - Bài 2
Tuyển tập câu hỏi tự luận câu 191 - 200
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2024 - VNEDU.ORG

free counters