Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
40 bài trong 4 trang (10 bài/trang) và bạn đang ở trang 4.
Demo

Cho tam giác ABC, có trọng tâm G, trực tâm H và tâm đường tròn ngoại tiếp O. Gọi M, N, P theo thứ tự là trung điểm các cạnh BC, CA, AB. Qua phép đối xứng trục CA.
a. Điểm H được biến thành điểm H' thuộc đường tròn (O).
b. Điểm H được biến thành điểm H' không thuộc đường tròn (O).
c. Điểm H được biến thành điểm O thuộc đường tròn (O).
d. Điểm H được biến thành điểm A.

Demo

Trong mặt phẳng:
a. Tích của hai phép dời hình luôn là một phép dời hình.
b. Tích của hai phép tịnh tiến luôn là một phép tịnh tiến.
c. Tích của hai phép đối xứng trục luôn là một phép đối xứng trục.
d. Tích của hai phép đối xứng tâm luôn là một phép đối xứng tâm.

Demo

Trong mặt phẳng, qua một phép quay tâm O góc quay α ≠ 0 (cho trước).
a. Không thể có điểm nào được biến thành chính nó.
b. Mọi điểm được biến thành chính nó.
c. Có thể có hai điểm khác nhau cùng được biến thành một điểm.
d. Không thể có hai điểm khác nhau cùng được biến thành một điểm.

Demo

Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng d: x + y = 3. Đường thẳng d' đối xứng với d qua gốc tọa độ O có phương trình là:
a. y = x + 3
b. y = 3
c. y = 3 - x
d. y = -x - 3

Demo

Trong mặt phẳng:
a. Nếu phép biến hình f biến hình H thành hình H thì f là phép đồng nhất.
b. Nếu phép biến hình f biến điểm M thành điểm M thì f là phép đồng nhất.
c. Nếu phép biến hình f biến một số điểm M thành chính nó thì f là phép đồng nhất.
d. Nếu phép biến hình f biến mọi điểm M thành chính nó thì f là phép đồng nhất.

Demo

Trong mặt phẳng, cho hình bình hành ABMN (các đỉnh lấy theo thứ tự đó). Biết rằng A và B là các điểm cố định còn điểm M di động trên đường tròn tâm B bán kính R (không đổi và cho trước). Khi đó:
a. Điểm N di động trên đường thẳng song song với AB.
b. Điểm N di động trên đường tròn có tâm A và bán kính R.
c. Điểm N di động trên đường tròn có tâm A' và bán kính R, với A' là điểm đối xứng của A qua B.
d. Điểm N cố định.

Demo

Trong mặt phẳng, với phép biến hình f mà f(M) = M', thì M được gọi là tạo ảnh còn M' được gọi là ảnh. Khi đó:
a. Mỗi tạo ảnh M có ít nhất một ảnh M'.
b. Mỗi tạo ảnh M có không quá một ảnh M'.
c. Mỗi tạo ảnh M có không phải một ảnh M'.
d. Mỗi tạo ảnh M có đúng một ảnh M'.

Demo

Chuyên đề Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian - Đây là dạng bài toán không thể thiếu trong mỗi bài thi đại học của các bạn. Bài trắc nghiệm sau đây sẽ hướng dẫn các bạn tìm phương trình tổng quát của mặt phẳng, tìm mệnh đề đúng,tính đường cao của tứ diện.....

Demo

Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian - Đây là chuyên đề toán không thể thiếu trong mỗi bài thi đại học của các bạn. Ở bài trắc nghiệm này các bạn sẽ làm các bài tập liên quan tới lập phương trình tổng quát của mặt phẳng, xác định tạo độ trọng tâm G của tứ diện ....

Demo

Chuyên đề Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian - Bài toán không thể thiếu trong mỗi bài thi đại học của các bạn. Học chuyên đề này các bạn sẽ giải được các bài toán cơ bản sau: Thiết lập thành thạo phương trình của đường thẳng và mặt phẳng trong không gian với các điều kiện cho trước....

    Đến trang:   Left    1    2    3  
Thống kê:
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2024 - VNEDU.ORG

free counters