Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
Thi bằng   ||  Thi bằng Nails Mỹ (Tiếng Việt)    Thi bằng Nails Mỹ (Tiếng Anh)    Thi Bằng Lái Xe Mỹ (Tiếng Anh)    Thi Bằng Lái Xe Mỹ (Tiếng Việt)    Thi Bằng Lái Xe Việt Nam    Quốc Tịch Mỹ  

Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 03
Ngày làm bài: Hôm nay lúc 09:03:30 (Server time)
Số câu hỏi: 15.   Tổng điểm: 15
Yêu cầu hoàn thành: 60 phút.
Thời gian còn lại: 
Cỡ chữ câu hỏi:  Cỡ chữ đáp án:


1-
Người ngồi trên xe môtô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang, vác vật cồng kềnh hay không?
  A - 
Được mang, vác tùy trường hợp cụ thể.
  B - 
Không được mang, vác.
  C - 
Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn.
2-
Khi điều khiển xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi nào không được phép?
  A - 
Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh.
  B - 
Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác và chở vật cồng kềnh.
  C - 
Chạy quá tốc độ quy định, để chân chống quẹt xuống đất và các hành vi khác gây mất trật tự an toàn giao thông.
  D - 
Tất cả các hành vi trên.
3-
Việc họp chợ, tụ tập đông người trái phép, thả rông súc vật trên đường bộ có được phép hay không?
  A - 
Không được phép.
  B - 
Được phép.
  C - 
Được phép trong một số trường hợp cụ thể.
4-
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai?
  A - 
Là trách nhiệm của ngành giao thông vận tải và ngành công an.
  B - 
Là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  C - 
Là trách nhiệm của cảnh sát giao thông.
5-
Người tham gia giao thông phải chấp hành quy tắc nào dưới đây?
  A - 
Phải đi bên phải của đường đi, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành biển báo hiệu đường bộ, xe ôtô có trang bị dây an toàn thì người lái xe phải thắt dây an toàn.
  B - 
Phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, xe ôtô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước phải thắt dây an toàn.
6-
Tại nơi đường giao nhau, khi đèn điều khiển giao thông có tín hiệu vàng, người điều khiển phương tiện phải thực hiện như thế nào?
  A - 
Phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát nhường đường cho người đi bộ qua đường.
  B - 
Phải cho xe nhanh chóng vượt qua vạch dừng để đi qua đường giao nhau và chú ý đảm bảo an toàn; khi đèn tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát người đi bộ để đảm bảo an toàn.
  C - 
Cả hai ý nêu trên.
7-
Biển báo hiệu đường bộ gồm những nhóm nào, ý nghĩa của từng nhóm?
  A - 
Nhóm biển báo cấm để biểu thị các điều cấm; nhóm biển báo hiệu nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
  B - 
Nhóm biển hiệu lệnh để báo hiệu các hiệu lệnh phải thi hành; nhóm biển chi dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết.
  C - 
Nhóm biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
  D - 
Tất cả các nhóm nêu trên.
8-
Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh bằng hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
  A - 
Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi.
  B - 
Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông được đi thẳng; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi thẳng và rẽ phải.
9-
Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh tay giơ thẳng đứng để báo hiệu thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào?
  A - 
Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi.
  B - 
Người tham gia giao thông ở các hướng phải dừng lại.
  C - 
Tất cả các trường hợp trên.
10-
Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh bằng tay phải giơ về phía trước để báo hiệu thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào?
  A - 
Người tham gia giao thông ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người ở phía trước người điều khiển được rẽ trái; người ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái; người đi bộ qua đường phải dừng lại sau lưng người điều khiển giao thông.
  B - 
Người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển phải dừng lại; người ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
11-
Khái niệm "đường chính" được hiểu như thế nào là đúng?
  A - 
Đường chính là đường bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu vực.
  B - 
Đường chính là đường quốc lộ được đặt tên, số hiệu do cơ quan có thẩm quyền phân loại và quyết định.
  C - 
Đường chính là đường trong đô thị hoặc đường tỉnh.
12-
Khái niệm "đường ưu tiên" được hiểu như thế nào là đúng?
  A - 
Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nhường đường cho các phương tiện đến từ hướng khác khi qua nơi đường giao nhau, có thể được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
  B - 
Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
  C - 
Đường ưu tiên là đường chỉ dành cho một số loại phương tiện tham gia giao thông , được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
13-
"Phương tiện giao thông đường bộ" gồm những loại nào?
  A - 
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
  B - 
Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dung.
  C - 
Cả hai ý nêu trên.
14-
Khái niệm "phương tiện giao thông cơ giới đường bộ" được hiểu thế nào là đúng?
  A - 
Gồm xe ôtô ; máy kéo ; xe môtô hai bánh ; xe môtô ba bánh ; xe gắn máy ; xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và các loại xe tương tự.
  B - 
Gồm xe ôtô ; máy kéo ; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ôtô , máy kéo ; xe môtô hai bánh ; xe môtô ba bánh , xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
15-
Khái niệm "phương tiện giao thông thô sơ đường bộ" được hiểu thế nào là đúng?
  A - 
Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy) , xe xích lô , xe lăn dùng cho người khuyết tật , xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
  B - 
Gồm những xe không di chuyển bằng sức động cơ như xe đạp , xe xích lô , xe đạp thồ và các loại xe tương tự.
  C - 
Gồm những xe không di chuyển bằng sức động cơ như xe đạp , xe xích lô và các loại xe tương tự.
 
[Người đăng: MinhLam - ST]
Ghé thăm Kênh của Vị Sư "hai lần chết đi sống lại"
Tu Si Chau Soc Thon

https://www.youtube.com/channel/UCoyC9WTTVR-M3qpTKKEXGnQ

Chau Soc Thon Official Channel


Phong Bảo Official
Phong Bao Official
Xem Nhiều nhất
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Máy - Mô tô - Bài 05
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Máy - Mô tô - Bài 07
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Máy - Mô tô - Bài 06
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 13
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 18
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 09
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 27
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 20
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 19
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 17
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Máy - Mô tô - Bài 04
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 12
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Máy - Mô tô - Bài 01
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 26
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 22
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 21
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 11
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Máy - Mô tô - Bài 03
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 23
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 24
Đề Xuất
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Máy - Mô tô - Bài 03
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 26
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 25
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 27
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 07
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Máy - Mô tô - Bài 06
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Máy - Mô tô - Bài 02
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 24
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 08
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 01
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 10
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 03
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 17
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Máy - Mô tô - Bài 07
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 22
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 02
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 05
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 18
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 15
Lý Thuyết Thi Bằng Lái Xe Hơi - Ôtô - Bài 12
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2024 - VNEDU.ORG

free counters