Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
Lớp 12   ||  Toán    Vật Lý    Hóa    Sinh    Tiếng Anh    Địa Lý    Lịch Sử  

Trắc Nghiệm Vật Lý - Sóng Ánh Sáng - Bài 55
Ngày làm bài: Hôm nay lúc 00:47:07 (Server time)
Số câu hỏi: 20.   Tổng điểm: 20
Yêu cầu hoàn thành: 60 phút.
Thời gian còn lại: 
Cỡ chữ câu hỏi:  Cỡ chữ đáp án:


1-
Điều nào sau đây sai khi nói về quang phổ vạch?
  A - 
Quang phổ vạch hấp thụ của mỗi nguyên tố có tính chất đặc trưng riêng cho nguyên tố đó.
  B - 
Ở một nhiệt độ nhất định, một đám khí hay hơi có khả năng phát ra ánh sáng đơn sắc nào thì cũng có khả năng hấp thụ ánh sáng đơn sắc đó.
  C - 
Có thể căn cứ vào quang phổ vạch hấp thụ để nhận biết sự có mặt của một nguyên tố trong hỗn hợp hay hợp chất.
  D - 
Các câu trả lời trên đều đúng.
2-
Hiện tượng đảo sắc của các vạch quang phổ là:
  A - 
Vạch quang phổ đổi màu sắc này thành màu sắc khác.
  B - 
Vạch hấp thụ của chất này đổi thành vạch phát xạ của chất khác.
  C - 
Vạch hấp thụ đổi thành vạch phát xạ của chính chất ấy.
  D - 
Vạch phát xạ của chất này đổi thành vạch phát xạ của chất khác.
3-
Dựa trên cơ sở nào người ta có thể dùng quang phổ vạch để phát hiện các nguyên tố chứa trong một mẫu chất?
  A - 
Ứng dụng của máy quang phổ để nhận biết thành phần cấu tạo của một chùm sáng phức tạp do một nguồn sáng phát ra.
  B - 
Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho quang phổ vạch riêng đặc trưng cho nguyên tố đó.
  C - 
Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.
  D - 
Quang phổ vạch của mỗi chất phụ thuộc khối lượng của chất đó.
4-
Tìm phát biểu sai về phép phân tích quang phổ:
  A - 
Phép phân tích thành phần cấu tạo của các chất dựa trên việc nghiên cứu quang phổ của ánh sáng do các chất đó phát ra được gọi là phép phân tích quang phổ.
  B - 
Phép phân tích quang phổ không cho biết được nhiệt độ mà chỉ cho biết thành phần cấu tạo của các chất nghiên cứu.
  C - 
Phép phân tích quang phổ định lượng rất nhạy, có thể phát hiện nồng độ rất nhỏ của chất trong mẫu.
  D - 
Phép phân tích quang phổ định tính thì đơn giản, tốn ít mẫu và nhanh hơn phép phân tích hoá học.
5-
Trong thực tế khi thu được phổ của một chất nào đó người ta dùng phương pháp nào để xác định phổ đó là của nguyên tố nào?
  A - 
So sánh phổ của chất khảo sát với phổ của chất chuẩn được đo trong những điều kiện như nhau.
  B - 
So sánh với phổ đã được công bố trong các tài liệu tra cứu.
  C - 
Dựa vào tỉ số độ hấp thụ tại các cực đại hoặc tại cực đại với cực tiểu hấp thụ.
  D - 
Phương án A và B.
6-
Trong các kết luận sau đây về tia hồng ngoại, kết luận nào sai?
  A - 
Các vật nóng sáng chỉ phát ra ánh sáng nhìn thấy và không phát ra tia hồng ngoại.
  B - 
Tia hồng ngoại nằm ngoài vùng ánh sáng nhìn thấy và có bước sóng lớn hơn 0,75 μm.
  C - 
Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ, do các vật bị nung nóng phát ra.
  D - 
Các vật có nhiệt độ thấp chỉ phát ra tia hồng ngoại.
7-
Phát biểu nào là sai khi nói về tác dụng và ứng dụng tia hồng ngoại?
  A - 
Tác dụng nổi bậc nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
  B - 
Tia hồng ngoại tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại.
  C - 
Người ta dùng tia hồng ngoại để Ion hoá các chất khí.
  D - 
Người ta dùng tia hồng ngoại để sấy khô sản phẩm hoặc để sưởi.
8-
Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
  A - 
Mặt Trời, đèn hơi thủy ngân, hồ quang điện, các vật có nhiệt độ trên 3000oC là các vật phát ra tia tử ngoại rất mạnh.
  B - 
Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng từ tia màu Tím đến tia X.
  C - 
Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng nhỏ hơn tia màu Tím.
  D - 
Thủy tinh, nước không hấp thụ tia tử ngoại.
9-
Tia hồng ngoại có bước sóng nằm trong khoảng nào? Chọn câu chính xác nhất.
  A - 
3.104(m) 10-4(m)
  B - 
10-3(m) 7,6.10-7(m)
  C - 
7,6.10-7(m) 3,8.10-7(m)
  D - 
3,8.10-7(m) 10-9(m)
10-
Tính chất nào mà tia hồng ngoại không có:
  A - 
tác dụng nổi bậc là tác dụng nhiệt.
  B - 
tác dụng lên một số loại phim ảnh, như loại phim chụp ảnh ban đêm,…
  C - 
dùng để tiêu diệt vi khuẩn.
  D - 
có thể gây ra hiện tượng quang điện trong ở một số chất bán dẫn.
11-
Chọn câu trả lời đúng về tia hồng ngoại?
  A - 
Tia hồng ngoại được ứng dụng để chế tạo ống nhòm hồng ngoại quan sát ban đêm.
  B - 
Tia hồng ngoại được sử dụng trong các bộ điều khiển từ xa.
  C - 
Tia hồng ngoại dùng để sấy khô, sưởi ấm.
  D - 
Tất cả các câu trên đều đúng.
12-
Chọn câu đúng nhất khi nói về ứng dụng của tia tử ngoại:
  A - 
Dùng để tiệt trùng.
  B - 
Chữa bệnh còi xương.
  C - 
Kiểm tra vết nứt trên bề mặt kim loại.
  D - 
Tất cả các phương án trả lời trên.
13-
Một vật phát ra tia hồng ngoại khi:
  A - 
Nhiệt độ của vật cao hơn 0oC.
  B - 
Nhiệt độ của vật thấp hơn 500oC.
  C - 
Nhiệt độ của vật phải cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh.
  D - 
Nhiệt độ của vật phải thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh.
14-
Cơ thể con người có nhiệt độ 37oC phát ra bức xạ nào trong các bức xạ sau?
  A - 
Ánh sáng nhìn thấy
  B - 
Tia hồng ngoại
  C - 
Tia tử ngoại
  D - 
Sóng vô tuyến
15-
Nguồn nào sau đây phát ra tia hồng ngoại?
  A - 
Lò than.
  B - 
Lò điện.
  C - 
Đèn điện dây tóc.
  D - 
Tất cả các nguồn trên.
16-
Tia hồng ngoại có những tính chất nào sau đây?
  A - 
Tác dụng nhiệt.
  B - 
Gây ra một số phản ứng hóa học.
  C - 
Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần.
  D - 
Tất cả các tính chất trên.
17-
Chọn câu trả lời sai?
  A - 
Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.
  B - 
Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
  C - 
Tia hồng ngoại có khả năng phát huỳnh quang nhiều chất.
  D - 
Bước sóng tia hồng ngoại lớn hơn 760nm cho đến vài milimet.
18-
Nguồn phát tia tử ngoại là:
  A - 
Những vật được đun nóng đến nhiệt độ cao trên 20000oC đều phát tia tử ngoại.
  B - 
Những vật có nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ môi trường đều phát ra tia tử ngoại.
  C - 
Những vật có nhiệt độ 600oC đều có khả năng phát ra tia tử ngoại.
  D - 
Tất cả các nguồn trên đều phát ra tia tử ngoại.
19-
Chọn câu trả lời sai về nguồn phát tia tử ngoại:
  A - 
Hồ quang điện.
  B - 
Đèn cao áp thủy ngân.
  C - 
Bóng đèn sợi đốt.
  D - 
Đèn Hyđrô.
20-
Tần số tia tử ngoại:
  A - 
lớn hơn tần số ánh sáng tím.
  B - 
nhỏ hơn tần số ánh sáng đỏ.
  C - 
nhỏ hơn tần số tia hồng ngoại.
  D - 
nhỏ hơn tần số sóng vô tuyến
 
[Người đăng: MinhLam - ST]
Ghé thăm Kênh của Vị Sư "hai lần chết đi sống lại"
Tu Si Chau Soc Thon

https://www.youtube.com/channel/UCoyC9WTTVR-M3qpTKKEXGnQ

Chau Soc Thon Official Channel


Phong Bảo Official
Phong Bao Official
Xem Nhiều nhất
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 16
Trắc Nghiệm Vật Lý - Con Lắc - Bài 05
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 37
Trắc Nghiệm Vật Lý - Con Lắc - Bài 11
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 11
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 41
Trắc Nghiệm Vật Lý - Con Lắc - Bài 07
Trắc Nghiệm Vật Lý - Con Lắc - Bài 03
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 40
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 103
Trắc Nghiệm Vật Lý - Con Lắc - Bài 04
Vật lý hạt nhân - Đề 08
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 17
Trắc Nghiệm Vật Lý - Sóng Cơ - Bài 12
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 04
Trắc Nghiệm Vật Lý - Vật Lý Hạt Nhân - Bài 36
Trắc Nghiệm Vật Lý - Con Lắc - Bài 02
Trắc Nghiệm Vật Lý - Sóng Cơ - Bài 10
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 102
Trắc Nghiệm Vật Lý - Sóng Cơ - Bài 11
Đề Xuất
Trắc Nghiệm Vật Lý - Sóng Ánh Sáng - Bài 36
Đề Thi Số 46
Con lắc - Đề 03
Trắc Nghiệm Vật Lý - Vật Lý Hạt Nhân - Bài 29
Trắc Nghiệm Vật Lý - Lý thuyết - Bài 14
Vật lý hạt nhân - Đề 09
Trắc Nghiệm Vật Lý - Lý thuyết - Bài 30
Trắc Nghiệm Vật Lý - Sóng Cơ - Bài 09
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 39
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Điện Từ - Sóng Điện Từ - Bài 01
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 58
Trắc Nghiệm Vật Lý - Vật Lý Hạt Nhân - Bài 27
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 67
Trắc Nghiệm Vật Lý - Con Lắc - Bài 01
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 75
Trắc Nghiệm Vật Lý - Vật Lý Hạt Nhân - Bài 51
Con lắc - Đề 01
Đề Thi Số 18
Đề Thi Số 34
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 29
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2024 - VNEDU.ORG

free counters