Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
Lớp 12   ||  Toán    Vật Lý    Hóa    Sinh    Tiếng Anh    Địa Lý    Lịch Sử  

Trắc Nghiệm Vật Lý - Lý thuyết - Bài 09
Ngày làm bài: Hôm nay lúc 16:40:50 (Server time)
Số câu hỏi: 20.   Tổng điểm: 20
Yêu cầu hoàn thành: 60 phút.
Thời gian còn lại: 
Cỡ chữ câu hỏi:  Cỡ chữ đáp án:


1-
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc?
  A - 
Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là giống nhau.
  B - 
Khi các ánh sáng đơn sắc đi qua một môi trường trong suốt thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất, đối với ánh sáng tím là lớn nhất.
  C - 
Ánh sáng trắc là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
  D - 
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
2-
Do hiện tượng tán sắc nên đối với một thấu kính thủy tinh:
  A - 
Tiêu điểm của thấu kính phân kỳ, đối với ánh sáng đỏ, thì gần hơn so với ánh sáng tím.
  B - 
Tiêu điểm ứng với ánh sáng đỏ luôn luôn ở xa thấu kính hơn tiêu điểm ứng với ánh sáng tím.
  C - 
Tiêu điểm của thấu kính hội tụ, đối với ánh sáng đỏ, thì gần hơn so với ánh sáng tím.
  D - 
Tiêu điểm ứng với ánh sáng đỏ luôn luôn ở gần thấu kính hơn tiêu điểm ứng với ánh sáng tím.
3-
Tìm phát biểu sai về hiện tượng tán sắc:
  A - 
Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc là do chiết suất của các môi trường đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau.
  B - 
Hiện tượng tán sắc chứng tỏ ánh sáng trắng là tập hợp vô số các ánh sáng đơn sắc khác nhau.
  C - 
Thí nghiệm của Newton về tán sắc ánh sáng chứng tỏ lăng kính là nguyên nhân của hiện tượng tán sắc.
  D - 
Tán sắc là hiện tượng một chùm ánh sáng trắng hẹp bị tách thành nhiều chùm sáng đơn sắc khác nhau.
4-
Trước và sau cơn giông thường thấy cầu vồng, đó là kết quả của hiện tượng sau:
  A - 
Ánh sáng Mặt Trời bị tán sắc qua các tinh thể nước đá.
  B - 
Giao thoa.
  C - 
Do ảo tượng.
  D - 
Ánh sáng Mặt Trời bị tán sắc qua các giọt nước nhỏ li ti.
5-
Cho một chùm ánh sáng Mặt Trời qua một lỗ hình chữ nhật, rồi rọi qua một bản mặt song song bằng thủy tinh, lên một màn M thì vết sáng trên màn.
  A - 
Có đủ màu cầu vồng, nếu chùm sáng đủ hẹp, bản thủy tinh đủ dày và ánh sáng rọi xiên góc.
  B - 
Có màu trắng, nhưng có viền màu sắc ở các mép.
  C - 
Hoàn toàn có màu trắng.
  D - 
Có đủ bảy màu của cầu vồng.
6-
Từ hiện tượng tán sắc và giao thoa ánh sáng, kết luận nào sau đây là đúng khi nói về chiết suất của một môi trường?
  A - 
Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn.
  B - 
Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng dài.
  C - 
Chiết suất của môi trường như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc.
  D - 
Chiết suất của môi trường nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng truyền qua
7-
Một chùm ánh sáng Mặt Trời hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể bơi và tạo ở đáy bể một vệt sáng:
  A - 
Có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
  B - 
Có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
  C - 
Không có màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
  D - 
Có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc.
8-
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc?
  A - 
Khi các ánh sáng đơn sắc đi qua một môi trường trong suốt thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất, đối với ánh sáng tím là lớn nhất.
  B - 
Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là giống nhau.
  C - 
Ánh sáng trắc là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
  D - 
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
9-
Tại sao khi đi qua lớp thủy tinh cửa sổ, ánh sáng trắng không bị tán sắc thành các màu cơ bản?
  A - 
Vì kính cửa sổ không phải là lăng kính nên không tán sắc ánh sáng.
  B - 
Vì kính cửa sổ là loại kính thủy tinh không tán sắc ánh sáng.
  C - 
Vì ánh sáng trắng ngoài trời là những sóng không kết hợp, nên chúng không bị tán sắc.
  D - 
Vì do kết quả của tán sắc, các tia sáng màu đi qua lớp kính và ló ra ngoài dưới dạng những chùm tia chồng chất lên nhau, tổng hợp trở lại thành ánh sáng trắng.
10-
Màu của ánh sáng phụ thuộc:
  A - 
Môi trường truyền ánh sáng.
  B - 
Tần số của sóng ánh sáng.
  C - 
Các bước sóng ánh sáng lẫn môi trường truyền ánh sáng.
  D - 
Bước sóng của nó.
11-
Trường hợp nào sau đây có xảy ra hiện tượng tán sắc ánh sáng:
  A - 
Tia tới gồm nhiều bức xạ đơn sắc tới mặt AB với góc tới khác không và phản xạ toàn phần tại mặt AC của lăng kính.
  B - 
Tia sáng đơn sắc tới lăng kính.
  C - 
Tất cả các phương án đưa ra đều không xảy ra hiện tượng tán sắc.
  D - 
Tia sáng tới vuông góc với mặt bên của lăng kính phản xạ toàn phần.
12-
Công thức góc lệch cực tiểu Dmin = 2i - A được dùng để đo:
  A - 
Góc chiết quang A.
  B - 
Chiết suất của lăng kính với ánh sáng đơn sắc.
  C - 
Bước sóng của ánh sáng đơn sắc.
  D - 
Tất cả các phương án đưa ra đều đúng.
13-
Trong thí nghiệm thứ nhất của Niu-tơn, để tăng chiều dài của dải quang phổ, ta có thể:
  A - 
Thay lăng kính bằng một lăng kính có góc chiết quang lớn hơn.
  B - 
Thay lăng kính bằng một lăng kính làm bằng thủy tính có chiết suất lớn hơn.
  C - 
Thay lăng kính bằng một lăng kính to hơn.
  D - 
Đặt lăng kính ở độ lệch cực tiểu.
14-
Góc lệch D của một tia sáng đơn sắc khi chiếu qua lăng kính: D = i1 + i2 − A Đúng trong trường hợp nào?
  A - 
Khúc xạ liên tiếp ở hai mặt bên của lăng kính và A là góc tạo bởi hai mặt đó .
  B - 
Khúc xạ tại AB và ló khỏi AC .
  C - 
Cả A và B đều đúng.
  D - 
Góc khúc xạ tại mặt AB và phản xạ toàn phần tại mặt AC.
15-
Trong các trường hợp được nếu dưới đây, trường hợp nào liên quan đến hiện tượng giao thoa ánh sáng?
  A - 
Màu sắc của ánh sáng trắng sau khi chiếu qua lăng kính.
  B - 
Màu sắc sặc sỡ trên bong bóng xà phòng.
  C - 
Vệt sáng trên tường khi chiếu ánh sáng từ đèn pin.
  D - 
Bóng đen trên tờ giấy khi dùng một chiếc thước chắn chùm tia sáng chiếu tới.
16-
Chọn câu sai.
  A - 
Giao thoa là hiện tượng đặc trưng của sóng.
  B - 
Nơi nào có sóng thì nơi ấy có giao thoa.
  C - 
Nơi nào có giao thoa thì nơi ấy có sóng.
  D - 
Hai sóng có cùng tần sô và độ lệch pha không thay đổi theo thời gian gọi là sóng kết hợp.
17-
Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, nếu ta làm cho hai nguồn kết hợp lệch pha thì vân sáng trung tâm sẽ:
  A - 
Xê dịch về phía nguồn sớm pha.
  B - 
Xê dịch về phía nguồn trễ pha.
  C - 
Sẽ không còn vì không có giao thoa.
  D - 
Không thay đổi.
18-
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng trắng của I-âng trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa là:
  A - 
Một dải ánh sáng màu cầu vồng biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
  B - 
Một dải ánh sáng chính giữa là vạch sáng trắng, hai bên có những dải màu.
  C - 
Tập hợp các vạch sáng trắng và tối xen kẽ nhau.
  D - 
Tập hợp các vạch màu cầu vồng xen kẽ các vạch tối cách đều nhau.
19-
Điều nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của quang phổ liên tục?
  A - 
Dùng để xác định nhiệt độ của các vật phát sáng do bị nung nóng.
  B - 
Dùng để xác đinh thành phần cấu tạo của các vật phát sáng.
  C - 
Dùng để xác định bước sóng của ánh sáng.
  D - 
Tất cả các phương án đưa ra đều đúng.
20-
Một chất khí được nung nóng có thể phát ra một quang phổ liên tục, nếu nó có:
  A - 
Áp suất cao, nhiệt độ không quá cao.
  B - 
Áp suất và nhiệt độ cao.
  C - 
Áp suất thấp, nhiệt độ không quá cao.
  D - 
Khối lượng riêng lớn và nhiệt độ bất kì.
 
[Người đăng: Minh Lam - ST]
Ghé thăm Kênh của Vị Sư "hai lần chết đi sống lại"
Tu Si Chau Soc Thon

https://www.youtube.com/channel/UCoyC9WTTVR-M3qpTKKEXGnQ

Chau Soc Thon Official Channel


Phong Bảo Official
Phong Bao Official
Xem Nhiều nhất
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 16
Trắc Nghiệm Vật Lý - Con Lắc - Bài 05
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 37
Trắc Nghiệm Vật Lý - Con Lắc - Bài 11
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 11
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 41
Trắc Nghiệm Vật Lý - Con Lắc - Bài 07
Trắc Nghiệm Vật Lý - Con Lắc - Bài 03
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 40
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 103
Trắc Nghiệm Vật Lý - Con Lắc - Bài 04
Vật lý hạt nhân - Đề 08
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 17
Trắc Nghiệm Vật Lý - Sóng Cơ - Bài 12
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 04
Trắc Nghiệm Vật Lý - Vật Lý Hạt Nhân - Bài 36
Trắc Nghiệm Vật Lý - Con Lắc - Bài 02
Trắc Nghiệm Vật Lý - Sóng Cơ - Bài 10
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 102
Trắc Nghiệm Vật Lý - Sóng Cơ - Bài 11
Đề Xuất
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 19
Đề Thi Số 19
Trắc Nghiệm Vật Lý - Sóng Ánh Sáng - Bài 12
Trắc Nghiệm Vật Lý - Sóng Ánh Sáng - Bài 41
Trắc Nghiệm Vật Lý - Vật Lý Hạt Nhân - Bài 01
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 59
Trắc Nghiệm Vật Lý - Lý thuyết - Bài 23
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 64
Trắc Nghiệm Vật Lý - Vật Lý Hạt Nhân - Bài 23
Con lắc - Đề 08
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 72
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 100
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 66
Đề Thi Số 27
Trắc Nghiệm Vật Lý - Con Lắc - Bài 05
Trắc Nghiệm Vật Lý - Lý thuyết - Bài 04
Trắc Nghiệm Vật Lý - Sóng Ánh Sáng - Bài 25
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Điện Từ - Sóng Điện Từ - Bài 28
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 98
Trắc Nghiệm Vật Lý - Lý thuyết - Bài 17
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2024 - VNEDU.ORG

free counters