Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
Lớp 12   ||  Toán    Vật Lý    Hóa    Sinh    Tiếng Anh    Địa Lý    Lịch Sử  

Trắc Nghiệm Vật Lý - Lý thuyết - Bài 24
Ngày làm bài: Hôm nay lúc 06:41:44 (Server time)
Số câu hỏi: 20.   Tổng điểm: 20
Yêu cầu hoàn thành: 60 phút.
Thời gian còn lại: 
Cỡ chữ câu hỏi:  Cỡ chữ đáp án:


1-
Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì:
  A - 
Hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.
  B - 
Hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.
  C - 
Năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.
  D - 
Năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.
2-
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng phóng xạ?
  A - 
Trong phóng xạ α, hạt nhân con có số nơtron nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân mẹ.
  B - 
Trong phóng xạ β-, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số prôtôn khác nhau.
  C - 
Trong phóng xạ β, có sự bảo toàn điện tích nên số prôtôn được bảo toàn.
  D - 
Trong phóng xạ β+, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số nơtron khác nhau.
3-
Hạt nhân đang đứng yên thì phóng xạ α, ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt α :
  A - 
Lớn hơn động năng của hạt nhân con.
  B - 
Chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con.
  C - 
Bằng động năng của hạt nhân con.
  D - 
Nhỏ hơn động năng của hạt nhân con.
4-
Câu nào sau đây là SAI?
  A - 
Khi vật ở vị trí biên thì thế năng của hệ lớn nhất.
  B - 
Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì động năng của hệ lớn nhất.
  C - 
Khi vật chuyển động về vị trí cân bằng thì thế năng của hệ giảm còn động năng của hệ tăng lên.
  D - 
Khi động năng của hệ tăng lên bao nhiêu lần thì thế năng của hệ giảm đi bấy nhiêu lần và ngược lại.
5-
Khi nói về giao thoa ánh sáng, tìm phát biểu sai.
  A - 
Trong miền giao thoa, những vạch tối ứng với những chỗ hai sóng tới không gặp được nhau.
  B - 
Hiện tượng giao thoa ánh sáng chỉ giải thích được bằng sự giao thoa của hai sóng kết hợp.
  C - 
Trong miền giao thoa, những vạch sáng ứng với những chỗ hai sóng gặp nhau tăng cường nhau.
  D - 
Hiện tượng giao thoa ánh sáng là một bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng.
6-
Chiếu chùm sáng hẹp gồm hai bức xạ vàng và lam từ trong nước ra không khí sao cho không có hiện tượng phản xạ toàn phần. Nhận định nào sau đây là đúng:
  A - 
Tia vàng đi ra xa pháp tuyến hơn.
  B - 
Không xác định được sự khác nhau của các góc khúc xạ.
  C - 
Tia lam đi ra xa pháp tuyến hơn.
  D - 
Cả hai tia cùng có góc khúc xạ như nhau.
7-
Chọn nhận xét sai?
  A - 
Hạt nơtrôn là hạt barion
  B - 
Hạt proton là hạt Hađrôn
  C - 
Hạt nơtrôn có mômen từ bằng không
  D - 
Tương tác giữa các hạt leptôn là tương tác yếu
8-
Phát biểu nào sau đây là sai về phản ứng nhiệt hạch ?
  A - 
Phản ứng nhiệt hạch rất dễ xảy ra do các hạt tham gia phản ứng đều rất nhẹ.
  B - 
Phản ứng nhiệt hạch là nguồn gốc năng lượng của Mặt trời.
  C - 
Nếu tính theo khối lượng nhiên liệu thì phản ứng nhiệt hạch toả nhiều năng lượng hơn phản ứng phân hạch.
  D - 
Phản ứng nhiệt hạch là sự kết hợp của hai hạt nhân rất nhẹ tạo thành hạt nhân nặng hơn.
9-
Điều nào sau đây là đúng khi nói về động năng và thế năng của một vật khối lượng không đổi dao động điều hòa.
  A - 
Trong một chu kì luôn có 4 thời điểm mà ở đó động năng bằng 3 thế năng.
  B - 
Thế năng tăng khi li độ của vật tăng.
  C - 
Trong một chu kỳ luôn có 2 thời điểm mà ở đó động bằng thế năng.
  D - 
Động năng của một vật tăng chỉ khi vận tốc của vật tăng.
10-
Nhận xét nào dưới đây sai về tia tử ngoại?
  A - 
Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được, có tần số sóng nhỏ hơn tần số sóng của ánh sáng tím.
  B - 
Tia tử ngoại tác dụng rất mạnh lên kính ảnh.
  C - 
Tia tử ngoại bị thuỷ tinh không màu hấp thụ mạnh.
  D - 
Các hồ quang điện, đèn thuỷ ngân, và những vật bị nung nóng trên 3000oC đều là những nguồn phát tia tử ngoại mạnh.
11-
Một đặc điểm của sự phát quang là:
  A - 
Mọi vật khi kích thích đến một nhiệt độ thích hợp thì sẽ phát quang.
  B - 
Quang phổ của vật phát quang phụ thuộc vào ánh sáng kích thích.
  C - 
Quang phổ của vật phát quang là quang phổ liên tục.
  D - 
Bức xạ phát quang là bức xạ riêng của vật.
12-
Chọn phương án SAI khi nói về các tiên đề của Bo.
  A - 
Nguyên tử chỉ tồn tại trong những trạng thái có năng lượng xác định.
  B - 
Trạng thái dừng có năng lượng càng thấp thì càng bền vững, trạng thái dừng có năng lượng càng cao thì càng kém bền vững.
  C - 
Nguyên tử bao giờ cũng có xu hướng chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng cao sang trạng thái dừng có mức năng lượng thấp hơn.
  D - 
Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En sang trạng thái dừng có năng lượng Em (En > Em) thì nguyên tử phát ra 1 phôtôn có năng lượng nhỏ hơn hoặc bằng En – Em.
13-
Ánh sáng huỳnh quang là ánh sáng:
  A - 
Tồn tại một thời gian dài hơn 10-8 s sau khi tắt ánh sáng kích thích.
  B - 
Hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.
  C - 
Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích.
  D - 
Do các tinh thể phát ra, khi được kích thích bằng ánh sáng Mặt Trời.
14-
Phát biểu nào sau đây là SAI. Hiện tượng phóng xạ:
  A - 
Là quá trình hạt nhân tự động phát ra tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác
  B - 
Là phản ứng tỏa năng lượng
  C - 
Là trường hợp riêng của phản ứng hạt nhân
  D - 
Là quá trình tuần hoàn có chu kỳ bằng chu kì bán rã.
15-
Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn thuần cảm L và hai tụ C giống nhau mắc nối tiếp. Mạch đang hoạt động thì ngay tại thời điểm năng lượng điện trường và năng lượng từ trường trong mạch bằng nhau, một tụ bị đánh thủng hoàn toàn. Dòng điện cực đại trong mạch sau đó sẽ bằng bao nhiêu lần so với lúc đầu?
  A - 
Không đổi
  B - 
1/4
  C - 
  D - 
1/24
16-
Chọn phương án SAI khi nói về hiện tượng quang dẫn:
  A - 
Là hiện tượng giảm mạnh điện trở của bán dẫn khi bị chiếu sáng.
  B - 
Mỗi phôtôn ánh sáng bị hấp thụ sẽ giải phóng một electron liên kết để nó trở thành một electron dẫn.
  C - 
Các lỗ trống tham gia vào quá trình dẫn điện.
  D - 
Năng lượng cần để bứt electrôn ra khỏi liên kết trong bán dẫn thường lớn nên chỉ các phôtôn trong vùng tử ngoại mới có thể gây ra hiện tượng quang dẫn.
17-
Thực chất của phóng xạ gama là:
  A - 
Hạt nhân bị kích thích bức xạ phôtôn
  B - 
Dịch chuyển giữa các mức năng lượng ở trạng thái dừng trong nguyên tử
  C - 
Do tương tác giữa electron và hạt nhân làm phát ra bức xạ hãm
  D - 
Do electron trong nguyên tử dao động bức xạ ra dưới dạng sóng điện từ
18-
Hiện tượng đảo sắc của các vạch quang phổ là:
  A - 
Các vạch tối trong quang phổ hấp thụ trùng với các vạch sáng trong quang phổ phát xạ của nguyên tố đó.
  B - 
Màu sắc các vạch quang phổ thay đổi.
  C - 
Số lượng các vạch quang phổ thay đổi.
  D - 
Quang phổ liên tục trở thành quang phổ phát xạ.
19-
Chọn phương án SAI khi nói về các sao.
  A - 
Đa số các sao tồn tại trong trạng thái ổn định, có kích thước, nhiệt độ… không đổi trong một thời gian dài.
  B - 
Mặt Trời là một ngôi sao ở trong trạng thái ổn định.
  C - 
Sao biến quang là sao có độ sáng thay đổi.
  D - 
Sao biến quang bao giờ cũng là một hệ sao đôi.
20-
Trong các giả thiết sau đây, giả thiết nào KHÔNG đúng về các hạt quac:
  A - 
Mỗi hạt quac đều có điện tích là phân số của điện tích nguyên tố.
  B - 
Mỗi hạt quac đều có điện tích là bội số nguyên của điện tích nguyên tố.
  C - 
Có 6 hạt quac cùng với 6 đối quac (phản quac) tương ứng.
  D - 
Mỗi hađrôn đều tạo bởi một số hạt quac.
 
[Người đăng: Minh Lam - ST]
Ghé thăm Kênh của Vị Sư "hai lần chết đi sống lại"
Tu Si Chau Soc Thon

https://www.youtube.com/channel/UCoyC9WTTVR-M3qpTKKEXGnQ

Chau Soc Thon Official Channel


Phong Bảo Official
Phong Bao Official
Xem Nhiều nhất
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 16
Trắc Nghiệm Vật Lý - Con Lắc - Bài 05
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 37
Trắc Nghiệm Vật Lý - Con Lắc - Bài 11
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 11
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 41
Trắc Nghiệm Vật Lý - Con Lắc - Bài 07
Trắc Nghiệm Vật Lý - Con Lắc - Bài 03
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 40
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 103
Trắc Nghiệm Vật Lý - Con Lắc - Bài 04
Vật lý hạt nhân - Đề 08
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 17
Trắc Nghiệm Vật Lý - Sóng Cơ - Bài 12
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 04
Trắc Nghiệm Vật Lý - Vật Lý Hạt Nhân - Bài 36
Trắc Nghiệm Vật Lý - Con Lắc - Bài 02
Trắc Nghiệm Vật Lý - Sóng Cơ - Bài 10
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 102
Trắc Nghiệm Vật Lý - Sóng Cơ - Bài 11
Đề Xuất
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 67
Vật lý hạt nhân - Đề 07
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Điện Từ - Sóng Điện Từ - Bài 02
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 49
Trắc Nghiệm Vật Lý - Sóng Ánh Sáng - Bài 48
Trắc Nghiệm Vật Lý - Sóng Ánh Sáng - Bài 26
Trắc Nghiệm Vật Lý - Sóng Cơ - Bài 06
Đề Thi Số 45
Trắc Nghiệm Vật Lý - Lý thuyết - Bài 09
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 19
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Điện Từ - Sóng Điện Từ - Bài 19
Trắc Nghiệm Vật Lý - Sóng Cơ - Bài 13
Vật lý hạt nhân - Đề 06
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 32
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dao Động Cơ Học - Bài 27
Trắc Nghiệm Vật Lý - Sóng Ánh Sáng - Bài 02
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 88
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 33
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 69
Trắc Nghiệm Vật Lý - Dòng Điện Xoay Chiều - Bài 31
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2024 - VNEDU.ORG

free counters