Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
Lớp 11   ||  Toán    Lịch sử    Vật Lý    Hóa học    Sinh Học    Tiếng Anh    Địa Lý    Giáo Dục Công Dân    Văn Học  

Vũ Trung Tùy Bút - Bài 02
Ngày làm bài: Hôm nay lúc 03:25:37 (Server time)
Số câu hỏi: 10.   Tổng điểm: 10
Yêu cầu hoàn thành: 60 phút.
Thời gian còn lại: 
Cỡ chữ câu hỏi:  Cỡ chữ đáp án:


1-
Cái "tệ" thứ hai bắt nguồn từ việc đãi ngộ người thi đỗ thái quá. Dòng nào không nói lên hậu quả của cái "tệ" ấy ?
  A - 
Một người đỗ tiến sĩ thì cá nhân và gia đình người đó được hậu đãi (vua ban cho trâm, hốt, hoa bào, du nhai, tứ yến, phong cho cha mẹ, ấm cho con cháu, áo gấm vinh quy).
  B - 
Dân hàng tổng đã bần cùng lại khốn khổ hơn.
  C - 
Việc "mở yến tiệc khao mừng, đãi dân hàng tổng" khiến các tiến sĩ tân khoa sinh ra nợ nần chồng chất, cho nên khi làm quan khó giữ được liêm khiết.
  D - 
Gia đình các ông nghè vì ghen tuông, tranh chấp, dẫn đến nhiều tấn thảm kịch.
2-
Nói về nội dung thi cử, tác giả tán đồng việc cho thí sinh làm "văn sách luận" vì nhiều lí do. Dòng nào dưới đây không phải là lí do ?
  A - 
"Văn sách luận" là bài văn mà người viết phải vận dụng kiến thức cùng những suy nghĩ riêng của mình để giải quyết một vấn đề mà đề bài nêu ra.
  B - 
Qua bài văn sách, không chỉ thấy được kiến thức, học lực nông sâu của thí sinh, mà còn đánh giá được năng lực tư duy, độ thông minh, sắc sảo, nhạy bén trong việc nắm bắt và giải quyết vấn đề.
  C - 
Bài văn sách bộc lộ được những suy nghĩ mới lạ, sáng tạo, những ý kiến táo bạo và cả lập trường, quan điểm, tấm lòng của người viết đối với những vấn đề xã hội.
  D - 
Đề bài văn sách thường hiểm hóc, không có kiến thức thì không giải quyết được.
3-
"Văn đình đối" là gì ?
  A - 
Là những câu đối treo trong đình
  B - 
Là những câu văn đối nhau và nối tiếp liên tục
  C - 
Là bài văn nghị luận trả lời những câu hỏi trong kì thi Đình
  D - 
Tất cả đều đúng
4-
Câu văn nào bộc lộ rõ nhất nỗi đau lòng của tác giả khi phải chứng kiến sự xuống dốc của cả khí vị văn chương lẫn đạo đức xã hội ?
  A - 
Những đầu bài văn sách thi Hội, thi Hương đều tự trong Súy phủ đưa ra.
  B - 
Các quan soạn đề thi chỉ ra những câu hiểm hóc để làm cho khó.
  C - 
Quan soạn đề nguyên đã đỗ cuối hàng tam giáp thì không muốn cho ai hơn mình, nên ra đầu đề thường rất hiểm hóc.
  D - 
Văn vận với thế đạo càng ngày càng kém.
5-
Học vị nào không có trong hàng "tam khôi" ?
  A - 
trạng nguyên
  B - 
tiến sĩ
  C - 
bảng nhãn
  D - 
thám hoa
6-
Tác giả đứng trên lập trường nào để phê phán những tục lệ về thi cử ?
  A - 
Quyền lợi của nhân dân và đạo lí truyền thống
  B - 
Quyền lợi của nhân dân và đạo đức Nho gia
  C - 
Quyền lợi của triều đình và đất nước
  D - 
Quyền lợi của các vị tiến sĩ tân khoa
7-
Vị tân khoa nào đã miễn cho dân hàng tổng cái lệ phục dịch và chịu phí tổn làm nhà cho tân khoa, được dân tôn làm hậu thần ?
  A - 
Lương Thế Vinh
  B - 
Phạm Khiêm Ích
  C - 
Võ Tôn Diễm
  D - 
Nguyễn Quốc Ngạn
8-
Bà nghè chạy chọt đút lót nên ông nghè được thăng chức ; nhưng vừa mới xướng danh xong thì ông đã ngã bệnh chết, để lại cho bà món nợ lớn. Đó là tấn bi hài kịch của gia đình ông nghè nào ?
  A - 
Nguyễn Bá Tôn
  B - 
Phạm Khiêm ích
  C - 
Võ Tôn Diễm
  D - 
Nguyễn Quốc Ngạn
9-
Dòng nào không thuộc nghệ thuật kể chuyện của đoạn trích ?
  A - 
Những sự việc được nêu ra thường kèm theo một câu chuyện người thực việc thực để chứng minh.
  B - 
Mỗi câu chuyện đều chứa đựng một một mâu thuẫn, nghịch lí bên trong, tạo nên chất hài.
  C - 
Giọng văn kể chuyện biểu lộ rõ quan điểm, lập trường phê phán của tác giả.
  D - 
Ngòi bút của tác giả đã khắc họa được nhiều tính cách nhân vật sinh động,tiêu biểu.
10-
"Tứ yến" là từ chỉ :
  A - 
Những ơn huệ, ưu đãi vua ban cho bề tôi.
  B - 
Việc vua ban cho người mới đỗ tiến sĩ được dạo chơi trong kinh thành.
  C - 
Việc vua ban cho người mới đỗ được dự tiệc mừng do vua khoản đãi.
  D - 
Việc vua cho con cháu người có công được kế tục chức vị của cha, ông.
 
[Người đăng: Phan Phúc Doãn - ST]
Ghé thăm Kênh của Vị Sư "hai lần chết đi sống lại"
Tu Si Chau Soc Thon

https://www.youtube.com/channel/UCoyC9WTTVR-M3qpTKKEXGnQ

Chau Soc Thon Official Channel


Phong Bảo Official
Phong Bao Official
Xem Nhiều nhất
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách Mạng tháng 8 năm 1945 - Bài 03
Điếu Văn Đọc Trước Mộ Mác
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách Mạng tháng 8 năm 1945 - Bài 01
Về Luân Lí Xã Hội Ở Nước Ta
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách Mạng tháng 8 năm 1945 - Bài 02
Romeo Và Juliet
Hai Đứa Trẻ
Vịnh Khoa Thi Hương
Lão Goriot - Bài 01
Hầu Trời
Đây Thôn Vĩ Dạ
Từ Ấy
Tràng Giang
Nhật Kí Trong Tù
Vội Vàng - Bài 02
Vội Vàng - Bài 01
Chiếu Cầu Hiền - Bài 01
Lão Goriot - Bài 02
Người Trong Bao
Xuất Dương Lưu Biệt
Đề Xuất
Tế Cấp Bát Điều - Bài 02
Nam Triều Công Nghiệp Diễn Chí - Bài 01
Thượng Kinh Kí Sử - Lê Hữu Trác - Bài 01
Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc - Bài 01
Xuất Dương Lưu Biệt
Truyện Kiều - Nguyễn Du - Bài 04
Hầu Trời
Truyện Kiều - Nguyễn Du - Bài 03
Truyện Kiều - Nguyễn Du - Bài 01
Nhật Kí Trong Tù
Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc - Bài 03
Về Luân Lí Xã Hội Ở Nước Ta
Lão Goriot - Bài 02
Đây Thôn Vĩ Dạ
Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu - Bài 02
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách Mạng tháng 8 năm 1945 - Bài 03
Vội Vàng - Bài 02
Truyện Kiều - Nguyễn Du - Bài 02
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách Mạng tháng 8 năm 1945 - Bài 01
Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu - Bài 01
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2024 - VNEDU.ORG

free counters