Tìm kiếm:
TRANG NHÀ
Giới thiệu VNEDU.ORG
Điều khoản và bản quyền
Liên lạc VNEDU
TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN
---Công Cụ:---
Soạn Biểu thức
Bảng màu HTML
Ký hiệu đặc biệt 01
Ký hiệu đặc biệt 02
Ký hiệu đặc biệt 03
Ký hiệu đặc biệt 04
Ký hiệu đặc biệt 05
Ký hiệu đặc biệt 06
Ký hiệu đặc biệt 07
Ký hiệu đặc biệt [Toán]
Lớp 11   ||  Toán    Lịch sử    Vật Lý    Hóa học    Sinh Học    Tiếng Anh    Địa Lý    Giáo Dục Công Dân    Văn Học  

Nam Triều Công Nghiệp Diễn Chí - Bài 02
Ngày làm bài: Hôm nay lúc 20:43:36 (Server time)
Số câu hỏi: 10.   Tổng điểm: 10
Yêu cầu hoàn thành: 60 phút.
Thời gian còn lại: 
Cỡ chữ câu hỏi:  Cỡ chữ đáp án:


1-
Sự thâm hiểm, đố kị ở con người Thuận Nghĩa không được khắc họa bằng chi tiết này :
  A - 
Tiết chế Thuận Nghĩa từ khi thấy cai cơ Hùng Uy thua trận, trong lòng rất lo buồn, thường sai người đi khắp doanh trại để dò xét lòng quân.
  B - 
Dọ biết được quân tình, Thuận Nghĩa "im lặng thầm nghĩ".
  C - 
Tiết chế Thuận Nghĩa nghe lời bàn của đốc chiến Chiêu Vũ lấy làm phật ý tức giận. Bề ngoài tuy nói đánh gấp, bên trong ngầm có ý muốn rút quân về, nhưng giấu kín không nói ra, ngày đêm băn khoăn nghĩ ngợi, giấc ngủ không yên.
  D - 
Truyền lệnh hành quân đánh giặc nhưng lại "nói nhỏ dặn riêng các tướng" sửa soạn rút quân. Các tướng đều được mật báo, chỉ riêng không báo cho đốc chiến Chiêu Vũ biết việc rút quân về Nam.
2-
Quan điểm dùng bạo lực để trấn áp lòng người được thể hiện qua ý kiến của nhân vật nào ?
  A - 
Tiết chế Thuận Nghĩa
  B - 
Đốc chiến Chiêu Vũ
  C - 
Trấn thủ Đại Thắng
  D - 
Tham mưu Cống Đầu
3-
Ai là người chủ trương dùng nhân ái để thu phục nhân tâm ?
  A - 
Tiết chế Thuận Nghĩa
  B - 
Đốc chiến Chiêu Vũ
  C - 
Trấn thủ Đại Thắng
  D - 
Tiên phong thủy quân Vân Long
4-
Dòng nào thể hiện quan điểm dùng bạo lực để trấn áp lòng người ?
  A - 
Pháp lệnh được tuân hành thì chỉ cất quân một lần là giành được thắng lợi.
  B - 
Nhân tâm hòa thì làm xong việc lớn, đánh là thắng, giành là được.
  C - 
Dân chúng đã theo về thì họ sẽ đồng lòng dốc sức, chỉ cử sự một lần là xong việc lớn, không phải lo ngại gì.
  D - 
Từ xưa các bậc thánh vương cất quân điếu phạt, cốt lấy nhân nghĩa làm đầu mà còn lo dân chúng không tuân phục.
5-
Dòng nào cho thấy quan điểm dùng nhân ái để thu phục nhân tâm ?
  A - 
Nếu quả thấy trong quân có kẻ phản loạn thì phải xử trảm ngay bêu đầu thị chúng.
  B - 
Thời cổ, Thang, Vũ hành binh không giết mà ba quân theo về. Kiệt, Trụ hành quân hiếu sát mà quân dân phản lại. Nay xét kĩ thì dầu có chém giết cũng không ích gì.
  C - 
Phàm kẻ làm tướng phải lấy sát phạt làm quyền… Làm tướng mà không chém là không dũng.
  D - 
Không có uy lực thì không cai trị được.
6-
Dòng nào gián tiếp nói lên hiện thực binh sĩ cả hai bên đều chán ngán chiến tranh ?
  A - 
Binh lính người Nghệ An nhân khi lộn xộn kêu nhau tìm đường lẩn trốn.
  B - 
Tham mưu Cống Đầu nói : "… Mưu kế mới đã chẳng có thêm mà lòng mong nhớ đất quê lại không cùng một… Hiện nay lòng quân đã thay đổi mà thế địch thì còn vững…".
  C - 
Dọc đường hàng tướng là cai đội Lễ Toàn và cai đội Hiến Trung đoạt lấy khí giới đem gia thuộc chạy về nhà.
  D - 
Quận Dĩnh nhất thời hoảng hốt, chưa đánh đã chạy trước, quân lính xéo đạp lên nhau mà chết rất nhiều.
7-
Nỗi chán ngán chiến tranh được trực tiếp thể hiện qua chi tiết nào ?
  A - 
Thuận Nghĩa im lặng thầm nghĩ : " Lòng quân chán nản, lòng dân li tán thì tình thế cũng khó mà kiềm chế được".
  B - 
Thuận Nghĩa nói : "… Nhưng nay thời thế có khác, ý dân lòng quân như thế…".
  C - 
Các hàng quân vợi đi đến quá nửa, các viên suất đội không thể nào ngăn cản được, kẻ nào không tuân lệnh bị bắt chém đầu ngay, thây chất đầy đường, tiếng gào la thảm thê không ngớt.
  D - 
Tham mưu Cống Đầu nói : "… Mưu kế mới đã chẳng có thêm mà lòng mong nhớ đất quê lại không cùng một… Hiện nay lòng quân đã thay đổi mà thế địch thì còn vững…".
8-
Dòng nào không phải là tính cách của nhân vật Thuận Nghĩa ?
  A - 
Bủn xỉn, keo kiệt
  B - 
Đố kị, hẹp hòi
  C - 
Dối trá
  D - 
Thâm hiểm, tàn độc
9-
Tính cách của nhân vật Chiêu Vũ không có điều này :
  A - 
Tài năng
  B - 
Mưu trí
  C - 
Trung nghĩa
  D - 
Dũng mãnh
10-
Dòng nào không nói lên nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của tác giả ?
  A - 
Tạo tình huống có kịch tính. Những xung đột kịch tính phát triển đến đỉnh cao và được giải quyết.
  B - 
Tái hiện sinh động những trận đánh, cách bày binh bố trận độc đáo, những mưu kế thần tình.
  C - 
Miêu tả chân thực diễn biến tâm trạng của tướng sĩ hai bên.
  D - 
Kết hợp nhuần nhuyễn phương thức tự sự với phương thức trữ tình.
 
[Người đăng: Phan Phúc Doãn - ST]
Ghé thăm Kênh của Vị Sư "hai lần chết đi sống lại"
Tu Si Chau Soc Thon

https://www.youtube.com/channel/UCoyC9WTTVR-M3qpTKKEXGnQ

Chau Soc Thon Official Channel


Phong Bảo Official
Phong Bao Official
Xem Nhiều nhất
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách Mạng tháng 8 năm 1945 - Bài 03
Điếu Văn Đọc Trước Mộ Mác
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách Mạng tháng 8 năm 1945 - Bài 01
Về Luân Lí Xã Hội Ở Nước Ta
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách Mạng tháng 8 năm 1945 - Bài 02
Romeo Và Juliet
Hai Đứa Trẻ
Vịnh Khoa Thi Hương
Lão Goriot - Bài 01
Hầu Trời
Đây Thôn Vĩ Dạ
Từ Ấy
Tràng Giang
Nhật Kí Trong Tù
Vội Vàng - Bài 02
Vội Vàng - Bài 01
Chiếu Cầu Hiền - Bài 01
Lão Goriot - Bài 02
Người Trong Bao
Xuất Dương Lưu Biệt
Đề Xuất
Hai Đứa Trẻ
Truyện Kiều - Nguyễn Du - Bài 07
Bài Thơ Số 28
Nguyễn Khuyến
Về Luân Lí Xã Hội Ở Nước Ta
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách Mạng tháng 8 năm 1945 - Bài 02
Tế Cấp Bát Điều - Bài 02
Vội Vàng - Bài 02
Lão Goriot - Bài 01
Điếu Văn Đọc Trước Mộ Mác
Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu - Bài 01
Nhật Kí Trong Tù
Truyện Kiều - Nguyễn Du - Bài 04
Truyện Kiều - Nguyễn Du - Bài 01
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách Mạng tháng 8 năm 1945 - Bài 01
Vội Vàng - Bài 01
Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc - Bài 01
Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu - Bài 02
Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc - Bài 02
Vịnh Khoa Thi Hương
Phát triển hệ thống: TRƯƠNG HỮU ĐỨC - Phiên bản 3.0 - © Copyright 2013 - 2024 - VNEDU.ORG

free counters